Người xe ôm lam lũ và món nợ du học Nhật Bản của cậu con trai
Dù chỉ tình cờ gặp gỡ nhưng người cha nghèo cùng câu chuyện nhỏ của ông đã khiến tôi phải trăn trở rất nhiều.
Hôm
ấy, tôi lững thững đi bộ một mình, cố vẫy một cái taxi mà không được.
Lòng bộn bề, người mệt mỏi. Đoạn đường đang đi thì vắng người, ít xe qua
lại…
– Chú ơi có đi xe ôm không?
Tôi hỏi một người đàn ông đang đứng trên vỉa hè với con xe Dream cũ. Người đàn ông trung niên, mặc áo phông đen, gương mặt nhễ nhại mồ hôi vội vàng chấm dứt câu chuyện với cậu thanh niên bên cạnh rồi quay sang:
– Có, đi luôn. Đi đâu đấy?
– Chú cho cháu ra Duy Tân. 20 nghìn nhé?
– 20 nghìn à?
Ông chú cười cười lắc đầu. Nhưng vẫn gạt chân chống xe.
Lên xe rồi tôi mới biết chú ấy không phải xe ôm. Mà hình như chú ấy đang vội vã việc gì, hoặc có thể đang phân vân, lấn cấn vì lỡ nhận cuốc xe rẻ bèo 20 nghìn nên chở tôi được một đoạn ra đến đường lớn Phạm Hùng thì dừng lại:
– Thôi coi như chú cho cháu đi nhờ đến đây, cháu vẫy xe khác nhé.
Tôi ngơ ngác bước xuống xe, chưa kịp hiểu chuyện gì thì ông chú lại đổi ý.
– Thôi lên đây tao chở nốt ra kia.
Ông chú xưng hô lúc này lúc kia, nhưng giọng nói chân chất, thật thà.
– Chú cứ cho cháu về Duy Tân, cháu đang vội, cháu sẽ gửi thêm chú tiền.
Nghe xong câu ấy, ông chú không nói gì, chỉ cười. Tôi đoán ông cũng chẳng màng gì thêm chục bạc của tôi. Nhưng từ lúc ấy, ông chú có gương mặt lạnh lùng, cục mịch lại bỗng dưng mở lời kể câu chuyện của chính mình, dù đoạn đường phía trước chẳng còn bao xa…
Và tôi, luôn sẵn sàng lắng nghe tất cả những câu chuyện như thế, cho dù, người kể chuyện là ai… Một người xa lạ giàu có hay bần hàn, có địa vị hay không địa vị, một cô phục vụ bàn hay một cậu bán xôi, một anh thợ cắt tóc hay một ông xe ôm luống tuổi, một chị bán nước ở bến xe hay những anh tài xế… Tôi lắng nghe họ bằng tất cả sự chân thành, tuyệt nhiên chưa bao giờ tỏ ra khó chịu hay coi thường. Bởi tôi biết, trong những câu chuyện của họ, luôn có ít nhất một bài học dành cho tôi, về cuộc sống này.
– Thằng con chú nó sắp đi Nhật, cái thằng nãy đứng cùng đấy, ừ đấy đấy… mà chẳng biết khi nào đi được. Có visa rồi mà bọn công ty nó cứ báo hoãn chưa bay được. Đã đóng vào đấy bảy trăm ngàn yên, chưa kể năm mươi ngàn yên đặt cọc nữa.
– Thế con chú đi xuất khẩu lao động hay vừa học vừa làm?
– Nó sang để đấy đi du học chứ nhưng được đi làm thêm thì lương cũng khoảng 100.000 yên một tháng. Nếu mà chăm chỉ thì năm rưỡi là trả được nợ rồi. Còn một năm rưỡi thì làm để tích cóp thêm.
– Thế tiền để đóng chú lấy đâu? Vay ngân hàng à?
– Ừ vay chứ lấy đâu ra. Giờ một tháng ba triệu tám tiền lãi. Nó tu chí làm ăn được thì đỡ, không có thì tao lại phải nai lưng ra làm trả cả gốc cả lãi. Mà số tao cũng đen, chỗ khác nó thu có năm trăm ngàn yên, bên này nó đòi hơn bảy trăm ngàn yên mà còn chưa đi được đây…
Tôi không nói gì thêm vào câu chuyện của ông chú nữa. Có cái gì ngậm ngùi, xót xa. Những người cha dù có đi đến hơn nửa cuộc đời, vẫn cứ cặm cụi, lam lũ cho ước mong con cái họ được đổi đời. Hi sinh tất cả cho con nhưng vẫn như đánh canh bạc với đời – “Nó tu chí làm ăn được thì đỡ, không có thì tao lại phải nai lưng ra làm trả cả gốc cả lãi.”
Tôi hỏi một người đàn ông đang đứng trên vỉa hè với con xe Dream cũ. Người đàn ông trung niên, mặc áo phông đen, gương mặt nhễ nhại mồ hôi vội vàng chấm dứt câu chuyện với cậu thanh niên bên cạnh rồi quay sang:
– Có, đi luôn. Đi đâu đấy?
– Chú cho cháu ra Duy Tân. 20 nghìn nhé?
– 20 nghìn à?
Ông chú cười cười lắc đầu. Nhưng vẫn gạt chân chống xe.
Lên xe rồi tôi mới biết chú ấy không phải xe ôm. Mà hình như chú ấy đang vội vã việc gì, hoặc có thể đang phân vân, lấn cấn vì lỡ nhận cuốc xe rẻ bèo 20 nghìn nên chở tôi được một đoạn ra đến đường lớn Phạm Hùng thì dừng lại:
– Thôi coi như chú cho cháu đi nhờ đến đây, cháu vẫy xe khác nhé.
Tôi ngơ ngác bước xuống xe, chưa kịp hiểu chuyện gì thì ông chú lại đổi ý.
– Thôi lên đây tao chở nốt ra kia.
Ông chú xưng hô lúc này lúc kia, nhưng giọng nói chân chất, thật thà.
– Chú cứ cho cháu về Duy Tân, cháu đang vội, cháu sẽ gửi thêm chú tiền.
Nghe xong câu ấy, ông chú không nói gì, chỉ cười. Tôi đoán ông cũng chẳng màng gì thêm chục bạc của tôi. Nhưng từ lúc ấy, ông chú có gương mặt lạnh lùng, cục mịch lại bỗng dưng mở lời kể câu chuyện của chính mình, dù đoạn đường phía trước chẳng còn bao xa…
Và tôi, luôn sẵn sàng lắng nghe tất cả những câu chuyện như thế, cho dù, người kể chuyện là ai… Một người xa lạ giàu có hay bần hàn, có địa vị hay không địa vị, một cô phục vụ bàn hay một cậu bán xôi, một anh thợ cắt tóc hay một ông xe ôm luống tuổi, một chị bán nước ở bến xe hay những anh tài xế… Tôi lắng nghe họ bằng tất cả sự chân thành, tuyệt nhiên chưa bao giờ tỏ ra khó chịu hay coi thường. Bởi tôi biết, trong những câu chuyện của họ, luôn có ít nhất một bài học dành cho tôi, về cuộc sống này.
– Thằng con chú nó sắp đi Nhật, cái thằng nãy đứng cùng đấy, ừ đấy đấy… mà chẳng biết khi nào đi được. Có visa rồi mà bọn công ty nó cứ báo hoãn chưa bay được. Đã đóng vào đấy bảy trăm ngàn yên, chưa kể năm mươi ngàn yên đặt cọc nữa.
– Thế con chú đi xuất khẩu lao động hay vừa học vừa làm?
– Nó sang để đấy đi du học chứ nhưng được đi làm thêm thì lương cũng khoảng 100.000 yên một tháng. Nếu mà chăm chỉ thì năm rưỡi là trả được nợ rồi. Còn một năm rưỡi thì làm để tích cóp thêm.
– Thế tiền để đóng chú lấy đâu? Vay ngân hàng à?
– Ừ vay chứ lấy đâu ra. Giờ một tháng ba triệu tám tiền lãi. Nó tu chí làm ăn được thì đỡ, không có thì tao lại phải nai lưng ra làm trả cả gốc cả lãi. Mà số tao cũng đen, chỗ khác nó thu có năm trăm ngàn yên, bên này nó đòi hơn bảy trăm ngàn yên mà còn chưa đi được đây…
Tôi không nói gì thêm vào câu chuyện của ông chú nữa. Có cái gì ngậm ngùi, xót xa. Những người cha dù có đi đến hơn nửa cuộc đời, vẫn cứ cặm cụi, lam lũ cho ước mong con cái họ được đổi đời. Hi sinh tất cả cho con nhưng vẫn như đánh canh bạc với đời – “Nó tu chí làm ăn được thì đỡ, không có thì tao lại phải nai lưng ra làm trả cả gốc cả lãi.”
Nghĩ
đến đấy, tôi bất giác nhớ đến chàng trai hiền lành vẫn hay ngồi ở góc
đường Doãn Kế Thiện với thúng xôi và mấy chiếc ghế nhựa, tay thoăn
thoắt, miệng ít cười, nói năng lễ phép.
– Em ra trường chưa xin được việc nên tranh thủ đi bán xôi cho mẹ. Xôi mẹ em nấu, em có biết nấu đâu, em chỉ mang đi bán thôi.
Cậu bé có vẻ ngại ngùng khi nói những lời đó. Hẳn là cậu nghĩ cái việc này nào có vinh quang gì, chẳng qua kém cỏi không có việc làm thì phải làm thôi.
Đúng là chẳng có người trẻ nào được ăn học lại muốn ngồi một chỗ bán mấy gói xôi sáng, thu vài nghìn lẻ mỗi ngày. Nhất lại là một chàng trai.
Nhưng khi nhìn thấy cậu kiên nhẫn làm việc đó trong suốt nhiều tháng trời, tôi lại thấy nể phục vô cùng.
Dù miễn cưỡng hay vui vẻ, em cũng đã nhận lấy phần công việc vất vả – ngồi ven đường khói bụi từ sáng sớm đến trưa để bán xôi thay mẹ. Dù em học hành kém cỏi hay lười biếng đi nữa, em cũng đã gạt qua những thứ danh dự phù phiếm, rỗng tuếch, để kiếm tiền chân chính bằng công việc chân chính.
Dù em chưa thể tự kiếm được việc làm “đàng hoàng” như chúng bạn, nhưng em đã chọn cách sống đàng hoàng bằng sức lao động của mình mà quyết không ăn bám. Cũng không tạo thêm gánh nợ “nghìn đô” nào cho bố mẹ.
Cuộc đời còn dài, biết đâu sau này cậu bé bán xôi năm ấy lại trở thành doanh nhân thành đạt?
Cho dù không phải thế thì tôi tin, những tháng ngày gom từng đồng tiền lẻ bên gánh xôi của mẹ, em sẽ hiểu được nhiều điều và có thêm quyết tâm để phấn đấu cho tương lai của chính em.
Nếu bạn may mắn được cha mẹ nuôi ăn học, hãy dành cả tuổi trẻ của mình để học cho tốt. Đừng lười biếng, làm ơn…
Nếu sức học có hạn, nếu bạn không thể thành kĩ sư hay bác sĩ… thì hãy cố học lấy một cái nghề khác để tự kiếm sống.
Làm thợ cắt tóc, sửa xe hay làm thợ điện… có gì là xấu?
Nói tóm lại, bạn phải tự chịu trách nhiệm cho tuổi trẻ lười biếng của mình, đừng đắp thêm những gánh nợ nặng trĩu lên người bố tóc bạc, người mẹ vai gầy của các bạn.
– Em ra trường chưa xin được việc nên tranh thủ đi bán xôi cho mẹ. Xôi mẹ em nấu, em có biết nấu đâu, em chỉ mang đi bán thôi.
Cậu bé có vẻ ngại ngùng khi nói những lời đó. Hẳn là cậu nghĩ cái việc này nào có vinh quang gì, chẳng qua kém cỏi không có việc làm thì phải làm thôi.
Đúng là chẳng có người trẻ nào được ăn học lại muốn ngồi một chỗ bán mấy gói xôi sáng, thu vài nghìn lẻ mỗi ngày. Nhất lại là một chàng trai.
Nhưng khi nhìn thấy cậu kiên nhẫn làm việc đó trong suốt nhiều tháng trời, tôi lại thấy nể phục vô cùng.
Dù miễn cưỡng hay vui vẻ, em cũng đã nhận lấy phần công việc vất vả – ngồi ven đường khói bụi từ sáng sớm đến trưa để bán xôi thay mẹ. Dù em học hành kém cỏi hay lười biếng đi nữa, em cũng đã gạt qua những thứ danh dự phù phiếm, rỗng tuếch, để kiếm tiền chân chính bằng công việc chân chính.
Dù em chưa thể tự kiếm được việc làm “đàng hoàng” như chúng bạn, nhưng em đã chọn cách sống đàng hoàng bằng sức lao động của mình mà quyết không ăn bám. Cũng không tạo thêm gánh nợ “nghìn đô” nào cho bố mẹ.
Cuộc đời còn dài, biết đâu sau này cậu bé bán xôi năm ấy lại trở thành doanh nhân thành đạt?
Cho dù không phải thế thì tôi tin, những tháng ngày gom từng đồng tiền lẻ bên gánh xôi của mẹ, em sẽ hiểu được nhiều điều và có thêm quyết tâm để phấn đấu cho tương lai của chính em.
Nếu bạn may mắn được cha mẹ nuôi ăn học, hãy dành cả tuổi trẻ của mình để học cho tốt. Đừng lười biếng, làm ơn…
Nếu sức học có hạn, nếu bạn không thể thành kĩ sư hay bác sĩ… thì hãy cố học lấy một cái nghề khác để tự kiếm sống.
Làm thợ cắt tóc, sửa xe hay làm thợ điện… có gì là xấu?
Nói tóm lại, bạn phải tự chịu trách nhiệm cho tuổi trẻ lười biếng của mình, đừng đắp thêm những gánh nợ nặng trĩu lên người bố tóc bạc, người mẹ vai gầy của các bạn.
Ông chú xe ôm chở tôi lúc chiều thực ra là thợ làm nghề hàn, nhưng để gom tiền cho con đi du học Nhật, để trả món nợ hơn bảy trăm ngàn yên treo trên đầu, ông sẵn sàng gật đầu với mọi cơ hội kiếm được tiền, dù chỉ là đôi ba chục lẻ chạy cuốc xe ôm.
Cái viễn cảnh một năm rưỡi con trai ông gửi đủ tiền về giúp ông trả nợ, dường như vẫn còn mơ hồ lắm. Nhưng tôi hi vọng đây là món nợ cuối cùng cậu con trai đặt lên vai ông.
Tôi lục túi áo lấy tất cả chỗ tiền lẻ mình có, đưa ông chú 50 nghìn để trả cho quãng đường tôi vẫn đi mọi ngày với giá 20 nghìn. Tôi nghe thấy ngay sau bước chân mình, tiếng cảm ơn lí nhí, ngập ngừng của người đàn ông trạc tuổi bố, mặc áo đen, đi con xe Dream cũ kĩ, mặt nhễ nhại mồ hôi…
Trung tâm dạy tiếng Nhật uy tín tại Hà Nội.
Người xe ôm lam lũ và món nợ du học Nhật Bản của cậu con trai