Thứ Tư, 14 tháng 10, 2015

Địa điểm vui chơi không thể bỏ qua của du học sinh tại Nhật

Sau những giờ lao động học tập và làm việc vất vả, người Nhật thường có xu hướng tìm các địa điểm vui chơi giải trí để xả stress. Nếu như ở Việt Nam chúng ta, đại đa số giới trẻ đều thích  trà chanh chém gió ở Chợ Gạo hay đi xem phim thì ở Nhật Bản, giới trẻ có thú vui gì? Mọi người thường chơi ở đâu? Hãy cùng Akira khám phá nhé!

 

Đi shopping ở Nakamise dori

vui chơi tại chợ Nakamise dori 
Chỉ cần bước qua cánh cửa lớn dẫn vào Sensō-j là bạn đây sẽ có mặt ở một nơi bán vô số đồ nữ trang rẻ tiền, đồ ăn nhẹ và các cửa hàng đồ đạc lỉnh kỉnh. Khu Nakamise-dori dài và đông đúc bởi dòng người đi bộ tham quan mua sắm, kéo dài từ cửa Kaminarimon đến cửa Hōzōmon, khu này có hơn 80 quầy hàng buôn bán trong nhiều thế kỷ đã giúp đỡ nhiều người dân Nhật Bản làm ra những món quà tặng xinh đẹp và độc đáo. Hẻm rộng với rất nhiều cửa hàng nhỏ bán dụng cụ thờ cúng cũng như các mặt hàng truyền thống với nhiều mẫu mã và chất lượng khác nhau. Tại đây cũng có một khu chợ Nakamise-dori “mini” chuyên bán những món ăn địa phương như sembei (bánh gạo giòn) và age-manju (bánh đậu chiên).

Khu thương mại Ameyoko

địa điểm vui chơi giả rẻ 
Khu chợ Ameyoko buôn bán phong phú và đa dạng các chủng loại mặt hàng . Với diện tích hơn 15,000 m2 bắt đầu ngay sau tòa nhà Yodobashi Camera và theo đường Yamanote , Ameyoko có tới hơn 180 cửa hàng bán các mặt hàng từ thực phẩm cho đến đồ dụng. Nơi đây được xem là 1 trong những khu thương mại phổ biến nhất ở Tokyo.
Ngoài ra, Ameyoko còn bán đồ ăn Việt Nam vì vậy đây luôn là địa chỉ yêu thích được du học sinh nước ta ưa chuộng.

Bảo tàng Manga Quốc tế Kyoto

địa điểm vui chơi thư giãn


Đây là bảo tàng được dành để tôn vinh một trong những nghệ thuật truyền thống đặc sắc và đáng tự hào nhất của Nhật Bản. Chỉ số lượng đầu sách đã có thể làm bạn choáng ngợp. Bạn hãy thử vẽ một vài bức ảnh theo phong cách manga nếu tham quan bảo tàng đúng ngày có lớp hướng dẫn. Và đừng quên xem quyển tạp chí truyện tranh đầu tiên của Nhật Bản, Eshinbun Nipponchi, được xuất bản từ tận năm 1874.
Sau đó, ghé vào cửa hàng tại cổng vào của bảo tàng để tìm mua vài món quà lưu niệm độc đáo, hoặc mua vài món ăn vặt và dùng bữa ngay trên trảng cỏ rộng trước bảo tàng.
Bảo tàng mở cửa vào buổi sáng đến đầu giờ tối. Bảo tàng đóng cửa vào Thứ Tư hàng tuần và dài ngày trong dịp đầu năm mới; giá vé vào cửa thay đổi tùy độ tuổi và số lượng khách trong nhóm. Lưu ý các bạn không được chụp ảnh bên trong bảo tàng nhé!


Tắm suối nước nóng Onsen

địa điểm vui chơi cho du học sinh 
Ở Nhật có 150 suối nước nóng và 1400 nhánh suối nhỏ chạy dọc chiều dài đất nước. Những khách sạn kiểu truyền thống hay hiện đại có bồn tắm Onsen trong phòng hoặc ngoài trời là nhiều không thể kể hết. Onsen có thể tắm quanh năm, đặc biệt đông và xuân. Không chỉ là tắm và thư giãn mà còn là hòa vào thiên nhiên, cân bằng cảm xúc, gạn lọc tinh thần. 
Tắm trần là một cách giao tiếp đặc biệt trong văn hoá Onsen của người Nhật. Mọi con người khi sinh ra là giống nhau, mọi sự rào cản và khoảng cách về địa vị xã hội, giàu nghèo, học vị, số phận… đều không tồn tại ở trong không gian tắm Onsen dù là trong nhà hay ngoài trời. Bạn có thể hoàn toàn chìm đắm vào thế giới suy tưởng của riêng bạn mà không ai làm phiền. Hoặc bạn cũng có thể bắt chuyện và chia sẻ với người bên cạnh, nếu họ vui lòng cởi mở.

Nguồn: ST

Chia sẻ kinh nghiệm tìm việc làm thêm tại Nhật của du học sinh.

Vấn đề làm thế nào để mà vừa trang trải mọi chi phí mà vừa tiết kiệm được một khoản tiền để dành luôn là một trong những vấn đề mà các du học sinh và sắp trở thành du học sinh Nhật Bản quan tâm và tìm hiểu. Cùng Akira nghe chia sẻ của bạn Nguyễn Tuấn Vũ – du học sinh tại Nhật nhé.

 



life_p_02-01 
Việc làm là vấn đề thiết yếu khi đi du học. Cách thức, phương thức tìm việc làm:
  + Phổ biến nhất là :
  Mọi người có thể tìm việc qua các báo Townwork, AN. Các báo này miễn phí, thương được đặt ở trước các cửa siêu thị nên có thể lấy thoải mái (1 quyển là đủ nhưng khi có tiệc thì vài quyển mới đủ :)) ) ở trên báo thường ghi tên quán, nhà hàng, siêu thị cần tuyển người, số điện thoại phỏng vấn, liên lạc. Những ai dùng iphone thì có thể dowload từ app townwork:
https://itunes.apple.com/jp/app/taunwaku-qiu-ren-arubaito/id434586962?mt=8
 + Cách 2:
  Khi đi đường, những quán ăn, nhà hàng, siêu thị gần đường nếu người ta tuyển thì người ta sẽ treo bảng hoặc dán giấy tuyển người, thường gần phía cửa ra vào.
 + Cách 3: Có người giới thiệu: cách này là cách khả năng thành công cao nhất, thường là 100%.
 Những kinh nghiệm khi tìm việc trên báo: Chúng ta nên khoanh từng vùng một. Ví dụ như gần trường, gần nhà không, gọi điện từ những vùng gần nhà mình nhất, tiện đường đi lại. Những vùng xa hơn lần lượt gọi điện sau.
 + Khi gọi điện phỏng vấn: Sau khi đã tìm, khoanh vùng được những việc mình cần gọi điện thì bước tiếp theo là gọi điện. Bước này chiếm đến 40% của sự được nhận vào làm hay không. Thực sự là mới đầu gọi điện mình rất run, run lắm, ngồi bàn: chân đã run rồi lại mồm cũng run theo nữa, nói cứ níu vào nhau, nhưng vài lần cũng đỡ hơn, gọi đến chục cuộc thì bắt đầu ngồi rung đùi :))).Trở lại chủ đề, đầu tiên mình giới thiệu bản thân. Nội dung chi tiết qua đoạn hội thoại xin việc giữa A (mình) và B (người phụ trách việc làm chỗ cần tuyển):
B: ほっともっと多の津店の木村でございます。
A :お忙しいところすみません、私はヴ と申します。
B:はい、
A:タウンワークを見て電話しますが、アルバイトの単位方がいらっしゃますか?
B:はい、私ですが、
A:私はヴと申します。まだアルバイトが募集していますか?
Đến đoạn này sẽ có 2 trường hợp xảy ra: Ok hoặc không Ok:
-TH1 :Ok
B: はい、募集していますが
A:一度面接へ行ってみたいですが、よろしいでしょうか。
B:はい、じゃ16日金曜日3午後3時でよろしいですか?
A:はい、全然大丈夫です、確認します16日金曜日3午後3時ですね。お持ち物が要りますか?
B:履歴書は写真を貼って持ってください。
A:はい、わかりました。
B:はい、お待ちしております。 A:よろしくお願いします。失礼します。
A:失礼します
-TH2: không Ok (mặt méo đi nhưng mồm vẫn cười nói cảm ơn người ta)
B:申し訳ございません、もう人数が決まちゃったんですよ。すみません。
A:そうですか、わかりした、まだ今度よろしくお願いします。
 Những chú ý khi gọi điện: nói rõ ràng, to, rành mạch. Tránh ấp úng, lắp bắp thì mình nên luyện nói 1, 2 lần trước khi gọi điện, tớ nghĩ là ok. Ngoài ra khi mình nói to (vừa nghe thôi nhé, không như kiểu hét vào tai người khác đâu ^-^) thì cũng thế hiện mình muốn làm việc với người ta, thể hiện sự cố gắng của mình trong đó.
+ Đã hẹn được lịch phỏng vấn ok rồi, mình sẽ chuẩn bị ghi tờ sơ yếu lý lịch và chuẩn bị đến hôm đi phỏng vấn.
Chúc mọi người tìm được công việc nhanh chóng, một tuần mới vui vẻ.

 
Chia sẻ của du học sinh: Nguyễn Tuấn Vũ

Thứ Ba, 13 tháng 10, 2015

Kinh nghiệm “bỏ túi” khi đi du học Nhật Bản.

     Nhật Bản – cường quốc kinh tế với một nền khoa học kỹ thuật – giáo dục phát triển cũng là một trong những nơi đắt đỏ nhất thế giới. Bạn đang chuẩn bị cho việc du học tại quốc gia này? Một số kinh nghiệm “bccỏ túi” về cuộc sống du học Nhật Bản sẽ thực sự cần thiết trong hành trang của bạn.



Phòng trọ giá rẻ

     Tại Nhật, mặc dù có ký túc xá dành cho sinh viên (SV), nhưng số lượng không nhiều nên có khoảng 70% số SV phải thuê nhà riêng để ở. Khi ký hợp đồng thuê nhà, theo tập quán người Nhật thì người đi thuê nhà phải trả một khoản tiền lễ – tức tiền mua quyền sử dụng đất cho chủ nhà, với số tiền bằng khoảng từ 1 – 6 tháng tiền nhà, tùy theo từng khu vực. Bên cạnh đó là tiền đặt cọc, hoặc nếu bạn thuê nhà thông qua công ty môi giới bất động sản thì còn phải trả một khoản phí bằng 1 – 2 tháng tiền nhà.
10383510_461866543961107_2722311027840995864_n
Ở ghép là lựa chọn của hầu hết các bạn du học sinh Nhật bản.
    Tìm nhà thuê là việc không dễ, nhất là ở những thành phố lớn. Vì vậy, nếu có visa du học, bạn có thể dễ dàng hơn, tiết kiệm hơn trong việc này thông qua văn phòng nhà trường, hoặc Trung tâm hỗ trợ SV trong nước và quốc tế (AIEJ)…
     Một phòng trọ bình dân tại Tokyo, với diện tích chừng 9,6m2 và dùng chung nhà vệ sinh có giá thuê khoảng 40.000 yên/tháng (khoảng 5,6 triệu đồng). Thế nhưng, cũng căn phòng ấy nếu ở ngoại ô hoặc các khu vực địa phương thì có thể rẻ hơn nhiều, có khi chỉ bằng một nửa.


Làm thêm tối đa 28 giờ mỗi tuần

life_p_02-01     Làm thêm luôn được xem là một phần tất yếu nếu bạn muốn giảm gánh nặng chi phí cho gia đình, tích lũy kinh nghiệm và nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới. Vì vậy, ngay sau khi nhà trường và Phòng xuất nhập cảnh địa phương cho phép, bạn đã có thể bắt đầu công việc làm thêm ngay từ năm đầu tiên.
     Dù vậy, bạn phải đảm bảo thực hiện đúng các quy định như: không ảnh hưởng đến việc học, không làm tại các địa chỉ có thể gây ảnh hưởng xấu đến đạo đức du học sinh (DHS). Tất nhiên việc làm thêm này không quá 28 giờ mỗi tuần với SV, 14 giờ/tuần với nghiên cứu sinh và mỗi ngày 4 giờ nếu bạn chỉ  học tiếng Nhật.
     Có nhiều công việc để bạn lựa chọn: đưa đón trẻ, giao hàng, bán hàng, dạy ngoại ngữ, dọn vệ sinh, phụ việc quán ăn, phục vụ nhà hàng, thậm chí là làm phụ hồ…, với mức lương dao động từ 800 – 1.000 yên/giờ (khoảng 100 đến 140 ngàn đồng).
     Kinh nghiệm cho thấy sẽ không quá khó để có mức thu nhập cao nếu bạn tỏ ra là người thành thạo tiếng Nhật và tỉ mẩn trong công việc. Phòng phúc lợi của trường, trung tâm giới thiệu việc làm Hello Work… là những địa chỉ tìm việc khá quen thuộc của DHS ở đây.


Giảm chi phí y tế

     Tại Nhật Bản hiện nay, chăm sóc y tế là một trong những ưu tiên hàng đầu trong đời sống của người dân và chi phí này là phần không thể thiếu trong ngân sách của cá nhân và gia đình. Và DHS cư trú tại Nhật Bản một năm hoặc dài hơn đều phải tham gia bảo hiểm y tế quốc gia, điều này là quy định và cũng là quyền lợi.
     Người tham gia phải trả từ 20 – 30% chi phí y tế cho bất cứ loại điều trị nào đã được bảo hiểm. Chi phí cho phần không được bảo hiểm sẽ phải tự thanh toán. Thủ tục tham gia bảo hiểm được thực hiện ở các ủy ban hành chính thành phố hay thị trấn nơi bạn cư trú, tiền đóng bảo hiểm trả theo hàng tháng. Mỗi khu vực phí bảo hiểm không giống nhau, và những DHS không có nguồn thu nhập khi đang cư trú thì được giảm phí.
     Nếu thông qua AIEJ, bạn có thể được trả lại một phần phí y tế đã tự trả (tối đa 80%) trừ những loại bệnh không nằm trong bảo hiểm y tế quốc gia. Trong trường hợp này, DHS sẽ chỉ phải trả 6% chi phí khám chữa bệnh với mọi loại bệnh nằm trong phạm vi được bảo hiểm. Trường hợp khi SV khám bệnh ngoại trú, AIEJ sẽ thanh toán số tiền thuốc phát sinh.


Tận dụng đại hạ giá và miễn phí

     Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng đắt đỏ nhất thế giới, vì vậy, tận dụng những cơ hội mua hàng giảm giá sẽ là lựa chọn khôn ngoan cho túi tiền giới hạn của mình.
     Nếu ở Nhật một thời gian, bạn sẽ khám phá ra những địa điểm mua bán giá rẻ dành cho thanh niên. Nhật có nhiều cửa hàng có giá 100 yên, tiêu biểu là hãng Daiso với cả khoảng 2.000 tiệm khắp nơi với đủ các loại hàng hóa: thực phẩm, mỹ phẩm, văn phòng phẩm, thời trang… Hoặc bạn có thể mua sắm tại các cửa hàng đại hạ giá ở khu Harajuku ở Tokyo.
     Nhật cũng có những nơi sử dụng miễn phí internet dành cho SV, trong trường học hoặc những quán cà phê mà chỉ cần đăng ký thẻ hội viên. Tận dụng được món hàng này cũng là một cách giữ gìn “hầu bao” cho những ngày dùi mài kinh sử nơi đất khách.

 Akira.

Người xe ôm lam lũ và món nợ du học Nhật Bản của cậu con trai

Dù chỉ tình cờ gặp gỡ nhưng người cha nghèo cùng câu chuyện nhỏ của ông đã khiến tôi phải trăn trở rất nhiều.



Hôm ấy, tôi lững thững đi bộ một mình, cố vẫy một cái taxi mà không được. Lòng bộn bề, người mệt mỏi. Đoạn đường đang đi thì vắng người, ít xe qua lại…
– Chú ơi có đi xe ôm không?
Tôi hỏi một người đàn ông đang đứng trên vỉa hè với con xe Dream cũ. Người đàn ông trung niên, mặc áo phông đen, gương mặt nhễ nhại mồ hôi vội vàng chấm dứt câu chuyện với cậu thanh niên bên cạnh rồi quay sang:
– Có, đi luôn. Đi đâu đấy?
– Chú cho cháu ra Duy Tân. 20 nghìn nhé?
– 20 nghìn à?
Ông chú cười cười lắc đầu. Nhưng vẫn gạt chân chống xe.
món nợ du học Nhật Bản của người xe ôm
Du học Nhật Bản là ước mơ của nhiều bạn trẻ
Lên xe rồi tôi mới biết chú ấy không phải xe ôm. Mà hình như chú ấy đang vội vã việc gì, hoặc có thể đang phân vân, lấn cấn vì lỡ nhận cuốc xe rẻ bèo 20 nghìn nên chở tôi được một đoạn ra đến đường lớn Phạm Hùng thì dừng lại:
– Thôi coi như chú cho cháu đi nhờ đến đây, cháu vẫy xe khác nhé.
Tôi ngơ ngác bước xuống xe, chưa kịp hiểu chuyện gì thì ông chú lại đổi ý.
– Thôi lên đây tao chở nốt ra kia.
Ông chú xưng hô lúc này lúc kia, nhưng giọng nói chân chất, thật thà.
– Chú cứ cho cháu về Duy Tân, cháu đang vội, cháu sẽ gửi thêm chú tiền.
Nghe xong câu ấy, ông chú không nói gì, chỉ cười. Tôi đoán ông cũng chẳng màng gì thêm chục bạc của tôi. Nhưng từ lúc ấy, ông chú có gương mặt lạnh lùng, cục mịch lại bỗng dưng mở lời kể câu chuyện của chính mình, dù đoạn đường phía trước chẳng còn bao xa…

Và tôi, luôn sẵn sàng lắng nghe tất cả những câu chuyện như thế, cho dù, người kể chuyện là ai… Một người xa lạ giàu có hay bần hàn, có địa vị hay không địa vị, một cô phục vụ bàn hay một cậu bán xôi, một anh thợ cắt tóc hay một ông xe ôm luống tuổi, một chị bán nước ở bến xe hay những anh tài xế… Tôi lắng nghe họ bằng tất cả sự chân thành, tuyệt nhiên chưa bao giờ tỏ ra khó chịu hay coi thường. Bởi tôi biết, trong những câu chuyện của họ, luôn có ít nhất một bài học dành cho tôi, về cuộc sống này.
Thằng con chú nó sắp đi Nhật, cái thằng nãy đứng cùng đấy, ừ đấy đấy… mà chẳng biết khi nào đi được. Có visa rồi mà bọn công ty nó cứ báo hoãn chưa bay được. Đã đóng vào đấy bảy trăm ngàn yên, chưa kể năm mươi ngàn yên đặt cọc nữa.
– Thế con chú đi xuất khẩu lao động hay vừa học vừa làm?
– Nó sang để đấy đi du học chứ nhưng được đi làm thêm thì lương cũng khoảng 100.000 yên một tháng. Nếu mà chăm chỉ thì năm rưỡi là trả được nợ rồi. Còn một năm rưỡi thì làm để tích cóp thêm.
– Thế tiền để đóng chú lấy đâu? Vay ngân hàng à?
–  vay chứ lấy đâu ra. Giờ một tháng ba triệu tám tiền lãi. Nó tu chí làm ăn được thì đỡ, không có thì tao lại phải nai lưng ra làm trả cả gốc cả lãi. Mà số tao cũng đen, chỗ khác nó thu có năm trăm ngàn yên, bên này nó đòi hơn bảy trăm ngàn yên mà còn chưa đi được đây…
Tôi không nói gì thêm vào câu chuyện của ông chú nữa. Có cái gì ngậm ngùi, xót xa. Những người cha dù có đi đến hơn nửa cuộc đời, vẫn cứ cặm cụi, lam lũ cho ước mong con cái họ được đổi đời. Hi sinh tất cả cho con nhưng vẫn như đánh canh bạc với đời – “Nó tu chí làm ăn được thì đỡ, không có thì tao lại phải nai lưng ra làm trả cả gốc cả lãi.”



Nghĩ đến đấy, tôi bất giác nhớ đến chàng trai hiền lành vẫn hay ngồi ở góc đường Doãn Kế Thiện với thúng xôi và mấy chiếc ghế nhựa, tay thoăn thoắt, miệng ít cười, nói năng lễ phép.
– Em ra trường chưa xin được việc nên tranh thủ đi bán xôi cho mẹ. Xôi mẹ em nấu, em có biết nấu đâu, em chỉ mang đi bán thôi.
câu chuyện du học nhật bản của chú xe ôm

Cậu bé có vẻ ngại ngùng khi nói những lời đó. Hẳn là cậu nghĩ cái việc này nào có vinh quang gì, chẳng qua kém cỏi không có việc làm thì phải làm thôi.
Đúng là chẳng có người trẻ nào được ăn học lại muốn ngồi một chỗ bán mấy gói xôi sáng, thu vài nghìn lẻ mỗi ngày. Nhất lại là một chàng trai.
Nhưng khi nhìn thấy cậu kiên nhẫn làm việc đó trong suốt nhiều tháng trời, tôi lại thấy nể phục vô cùng.
Dù miễn cưỡng hay vui vẻ, em cũng đã nhận lấy phần công việc vất vả – ngồi ven đường khói bụi từ sáng sớm đến trưa để bán xôi thay mẹ. Dù em học hành kém cỏi hay lười biếng đi nữa, em cũng đã gạt qua những thứ danh dự phù phiếm, rỗng tuếch, để kiếm tiền chân chính bằng công việc chân chính.
Dù em chưa thể tự kiếm được việc làm “đàng hoàng” như chúng bạn, nhưng em đã chọn cách sống đàng hoàng bằng sức lao động của mình mà quyết không ăn bám. Cũng không tạo thêm gánh nợ “nghìn đô” nào cho bố mẹ.
Cuộc đời còn dài, biết đâu sau này cậu bé bán xôi năm ấy lại trở thành doanh nhân thành đạt?
Cho dù không phải thế thì tôi tin, những tháng ngày gom từng đồng tiền lẻ bên gánh xôi của mẹ, em sẽ hiểu được nhiều điều và có thêm quyết tâm để phấn đấu cho tương lai của chính em.
Nếu bạn may mắn được cha mẹ nuôi ăn học, hãy dành cả tuổi trẻ của mình để học cho tốt. Đừng lười biếng, làm ơn…
Nếu sức học có hạn, nếu bạn không thể thành kĩ sư hay bác sĩ… thì hãy cố học lấy một cái nghề khác để tự kiếm sống.
Làm thợ cắt tóc, sửa xe hay làm thợ điện… có gì là xấu?
Nói tóm lại, bạn phải tự chịu trách nhiệm cho tuổi trẻ lười biếng của mình, đừng đắp thêm những gánh nợ nặng trĩu lên người bố tóc bạc, người mẹ vai gầy của các bạn.

du học nhật bản là ước mơ của nhiều người 

Ông chú xe ôm chở tôi lúc chiều thực ra là thợ làm nghề hàn, nhưng để gom tiền cho con đi du học Nhật, để trả món nợ hơn bảy trăm ngàn yên treo trên đầu, ông sẵn sàng gật đầu với mọi cơ hội kiếm được tiền, dù chỉ là đôi ba chục lẻ chạy cuốc xe ôm.
Cái viễn cảnh một năm rưỡi con trai ông gửi đủ tiền về giúp ông trả nợ, dường như vẫn còn mơ hồ lắm. Nhưng tôi hi vọng đây là món nợ cuối cùng cậu con trai đặt lên vai ông.
Tôi lục túi áo lấy tất cả chỗ tiền lẻ mình có, đưa ông chú 50 nghìn để trả cho quãng đường tôi vẫn đi mọi ngày với giá 20 nghìn. Tôi nghe thấy ngay sau bước chân mình, tiếng cảm ơn lí nhí, ngập ngừng của người đàn ông trạc tuổi bố, mặc áo đen, đi con xe Dream cũ kĩ, mặt nhễ nhại mồ hôi…

Trung tâm dạy tiếng Nhật uy tín tại Hà Nội.

-Tiểu Yến-

 

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015

Sử dụng phương tiện gì vừa thuận tiện mà lại tiết kiệm ở Nhật

Nhật Bản là một đất nước có giao thông phức tạp và khá đắt đỏ đặc biệt với những du học sinh. Vì vậy, việc sử dụng phương tiện gì vừa thuận tiện mà lại tiết kiệm ở Nhật được rất nhiều bạn du học sinh quan tâm. Tuy nhiên, nếu biết lựa chọn các phương tiện giao thông một cách hợp lý thì vẫn có thể di chuyển thuận lợi với những chi phí thấp nhất.Bài viết này sẽ chỉ ra một số phương tiện  vừa thuận tiện mà lại tiết kiệm ở Nhật.

 

 

Tàu điện ngầm

tàu điện ngầm ở Nhật Bản      Tàu điện ngầm chính là phương tiện hàng đầu của giao thông công cộng ở Nhật Bản, bởi tốc độ cao cũng như độ chính xác tuyệt đối trong mỗi chuyến đi, có những tuyến hoạt động 24 giờ một ngày, thậm chí cung cấp các chuyến đi qua đêm, nhưng hầu hết thường dừng hoạt động vào lúc nửa đêm. 
        Lịch trình các chuyến tầu bạn có thể thấy ở trên tất cả các nhà ga xe lửa, và cũng có sẵn tại các khách sạn lớn.



 Xe bus

    Ở Nhật xe bus có 2 loại gồm xe bus đường dài và xe bus chạy trong thành phố, cũng như Việt Nam điểm đến của xe bus có ghi ở mặt trước của xe bus. Tuyến đường đi cũng như các trạm nghỉ sẽ khác nhau tùy theo công ty xe bus và tuyến xe bus cho nên cần coi kỹ trước khi lên xe.
xe bus ở Nhật
    Ðiều cần chú ý khi lên xe:
– Tùy vào từng đoạn đường bạn đi dài hay ngắn mà mức phí sẽ khác nhau .
– Bạn sẽ phải trả cước xe bus khi lên hoặc xuống xe.
– Khi muốn xuống, chỉ cần bấm chuông báo tương tự như ở Việt Nam.




Xe đạp

xe đạp ở Nhật
    Sau tàu điện ngầm thì xe đạp là loại phương tiện được nhiều người ưa thích, bạn có thể bắt gặp loại phương tiện này ở bất kể nơi đâu, do đó khi sống ở Nhật Bản hãy sắm cho mình một chiếc xe đạp để đi lại khi cần thiết.
    Việc bạn có thể du ngoạn với chiếc xe đạp, rời khỏi những thành phố náo nhiệt để đến những vùng quê yên tĩnh hơn. Chắc chắn bạn sẽ tìm được nhiều điều thú vị lắm đấy.



Taxi

      Taxi cũng là một sự lựa chọn cho bạn nếu muốn đi lại trong thành phố, tuy nhiên chi phí cho việc đi taxi khá tốn kém do đo người lao động nên hạn chế di chuyển bằng loại phương tiện này.


Lịch khai giảng các lớp tiếng Nhật dành cho người mới bắt đầu.

Mang gì trong hành lí xách tay và hành lí ký gửi?

Vậy là bạn nhận được tư cách lưu trú và chuẩn bị sang Nhật du học? Thật là nhiều việc cần phải làm và một trong những việc đó là làm sao để việc xuất cảnh lần đầu thật thuận lợi, suôn sẻ. Sau đây là một vài kinh nghiệm nho nhỏ mình đã tổng hợp xin được chia sẻ với các bạn.


 

Hành lí xách tay

• Túi không quá 7 kg • Đối với hành lý xách tay thì bạn nên lưu ý khi lên máy bay không được phép mang những thứ quy định dưới đây, nếu vi phạm bạn sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng :
hành lí xách tay– Tất cả các loại dao, gồm cả các loại dùng để săn bắt và các loại dao khác.
– Gươm, kiếm các loại.
– Dùi cui, gậy hoặc những vật tương tự.
– Bất kỳ một dụng cụ hoặc vật dụng mà thông thường không được coi là vật dụng nguy hiểm nhưng có thể sẽ trở thành nguy hiểm tuỳ theo mục đích sử dụng như kẹp đá, dao cạo, kéo các loại, búa kìm…
– Chất lỏng quá 100ml.
– Súng và đạn của bạn có giấy phép sử dụng nếu mang theo phải được vận chuyển theo hành lý ký gửi, kể cả những quan chức hoặc nhân viên nhà nước được giao những nhiệm vụ quan trọng như áp giải tội phạm, bảo vệ lãnh tụ… Những người này phải xuất trình súng và đạn trước khi lên máy bay để đảm bảo qui định về an toàn trong vận chuyển hàng không.
– Sầu riêng không được phép mang lên máy bay, kể cả hành lý xách tay lẫn ký gửi. Vì mùi của nó khó nhạy cảm.
Các vật dụng nói trên chỉ được phép vận chuyển dưới dạng hành lí kí gửi.

• Lời khuyên cho các bạn

– Bạn không nên mang hành lý xách tay quá cồng kềnh mà nên gọn gàng để sao cho vừa cỡ với khoang hành lý bên trên ghế ngồi.
nên để gì trong hành lí xách tayCác thiết bị điện tử như máy ảnh, máy tính cá nhân, máy nghe nhạc, điện thoại ( ở Nhật dùng để báo thức)… nên xách tay, bởi rất dễ bị làm hỏng hóc hay vỡ khi di chuyển. Các mặt hàng dễ vỡ và quý cũng thế, nên được đóng gói cẩn thận xách tay, tránh trường hợp bị thất lạc.
– Hành lý xách tay gọn nhẹ với các đồ dùng cá nhân, giấy tờ quan trọng, vé máy bay, đồ điện tử, các loại pin sạc, các loại mỹ phẩm, chất lỏng (nước hoa, nước suối, dầu gió, dầu gội đầu v.v..) có dung tích dưới 100ml, chút đồ ăn nhẹ và áo khoác mỏng.
– Không nên để tài sản và những vật dụng quan trọng ở ngăn ngoài, bên hông hay phía trước vali. Đây là những vị trí thuận lợi cho kẻ trộm cắp ra tay. Nếu được, hãy photo các giấy tờ cần thiết của bạn thêm một bản và cất trong hành lý ký gửi.
– Không nên vội vàng chen lấn để xếp hàng lên máy bay, tàu, xe… khi nghe thông báo. Cần ngồi yên ở ghế chờ mọi người tuần tự sắp hàng. Hãy nhớ rằng bạn đã đặt chỗ rồi, không ai có thể lấy mất chỗ của bạn và chuyến đi sẽ chỉ bắt đầu sau khi mọi thứ đã được kiểm tra đầy đủ.

Hành lí ký gửi

– Tùy theo tấm vé và đăng ký ban đầu, bạn có thể được gửi tối đa khoảng 20 – 30kg hành lý. Mỗi kiện hành lý không được vượt quá 30 kg để tránh cho nhân viên vận chuyển trong sân bay bị quá sức. Quá 30 kg , bạn sẽ bị yêu cầu chia thành 2 kiện. mang gì trong hành lí kí gửi– Các loại sản phẩm có nước nên bọc cẩn thận và chèn chặt giữa các đồ đạc trong hành lý, tránh bị va đập gây vỡ hỏng. Hoa quả với số lượng lớn nên đóng thùng riêng. Nhiều chuyến bay không được mang nước mắm hay sầu riêng, các loại hải sản cũng phải được được đóng gó
i thật cẩn thận trong các thùng xốp.

– Với các loại vali dễ vỡ, hãy sử dụng băng dính hoặc bọc kín vali bằng túi chuyên dùng. Các vali đều phải khóa cẩn thận và chân máy ảnh phải lưu ý để trong hành lý ký gửi.
– Để tránh nhầm lẫn hay thất lạc hành lý của mình, bạn nên đánh dấu vali với những miếng dán màu hoặc bất kỳ dấu hiệu nào dễ thấy nhất.
– Hãy chắc chắn rằng vali của bạn đã được dán thẻ hành lý gửi đồng bộ với trên vé.
– Cấm tuyệt đối không để bật lửa trong hành lí ký gửi.

• Lời khuyên cho bạn
lời khuyên cất đồ trong hành lí kí gửi
– Bạn phải kiểm tra số ký mang theo ghi trong vé máy bay. – Nhớ cân ký hành lý trước khi ra sân bay!
– Nhiều khi bạn mang rất nhiều mà lại tưởng ít, khi ra sân bay bị bắt bỏ lại hay phải đóng mức phí quá cân khá cao.
Chúc các bạn thượng lộ bình an và đầy đủ hành lí mang theo!

Lịch khai giảng các lớp tiếng Nhật dành cho người mới bắt đầu.
Nguồn: Du học Nhật Bản

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2015

Những điều kiêng kị khi ở Nhật Bản.

Nhật Bản là một đất nước có nền văn hóa phong phú và đa dạng. Cũng giống như nền văn hóa của những nước Á Đông khác, ở Nhật Bản cũng có một số điều kiêng kị khá thú vị. Hiểu về văn hóa, phong tục và những điều người Nhật kiêng kị không chỉ giúp cho ta hiểu được lối sống và cách suy nghĩ của người Nhật mà còn tránh được sự thất lễ trong giao tiếp và sinh hoạt với họ. Vì vậy, những bạn đang và sắp ở Nhật Bản nên tìm hiểu nhiều hơn về những điều kiêng kị ở Nhật nhé.

 

Du học Nhật Bản ngay hôm nay. 

Hành trang thiết yếu khi du học Nhật Bản

 

kiêng kị ở nhật 2
– Khi đi trên đường phố, không nên vừa đi vừa ăn, bằng không sẽ bị các cụ già khiển trách.
– Khi đi thăm người ốm, dứt khoát không được tặng hoa, trà hoặc những hoa có chậu. Bởi vì người Nhật cho rằng đó là điều không tốt.
– Ở Nhật Bản, giơ ngón tay cái lên không phải là ý tốt mà có ý là chỉ người bạn trai. Và giơ ngón út có ý là người bạn gái. Vì vậy, khi ở Nhật không nên tùy tiện làm hiệu tay để tránh sự hiểu lầm.
– Người Nhật thường nói những câu tỏ ý xin lỗi như: xin lỗi, cảm ơn, phiền bạn v.v… Khi đến nhà bạn bè ăn cơm hay dự lễ cưới kiểu Nhật, có một số người Nhật khi ăn, cố ý để thừa lại một chút, sau đó gói mang về. Đây là sự tỏ ra lễ phép chứ chẳng có gì là lạ.
su-dung-dua-tai-nhat-ban-7
– Khi ăn cơm, đũa nên để ngang chứ không nên để dọc. Vì người Nhật cho rằng đũa để thẳng là không tốt. Khi ăn họ rất kỵ lấy đũa quèn quẹt hoặc bới đi bới lại hay chọt v.v… Đây là thói rất xấu khi ăn cơm…
– Ở Nhật, khi đi mua bán, mặc cả là điều thất lễ. Trong các cửa hàng, đại đa số các mặt hàng đều có giá cả rõ ràng, không thể bớt được. Người Nhật rất thích đóng gói. Mà tất cả các loại giấy để đóng gói đều rất đẹp. Vì vậy, khi mua hàng không mất bao nhiêu thời gian để gói.
– Không nên tặng mùi xoa cho bạn bè. Chỉ làm điều đó một khi bạn muốn cắt đứt quan hệ.
– Không được tùy tiện biếu trà cho người khác. Vì đây là lễ vật mà người Nhật đáp lễ sau khi cúng bái.
– Không được biếu giày dép, bít tất và quần áo lót cho cấp trên hoặc người lớp trên. Bằng không họ sẽ nghĩ là không kính trọng họ.
– Không tặng hoa cúc vàng vì hoa đó thương dùng cho đám ma.
– Con số 4 bị cho là con số không may bởi vì phát âm của nó giống với phát âm của chữ “Tử” (Shi=cái chết). Một số khách sạn thậm chí còn không có phòng số 4.
kiêng kị ở nhật
– Người Nhật không bao giờ cắm đũa lên thức ăn và đặt biệt là lên cơm vì chỉ trong đám tang người ta mới cắm đũa lên bát cơm và đặt lên bàn thờ.
– Không được dùng đũa để chuyền thức ăn vì trong đám tang người ta dùng  đũa để chuyền những mảnh xương còn sót lại sau khi hỏa táng.
– Khi ngủ không được quay đầu về hướng Bắc vì người ta thường đặt người chết nằm như vậy.
– Nếu bạn gặp một chiếc xe tang đi ngang qua, bạn phải giấu ngón tay cái của mình đi
– Cắt móng tay ,móng chân vào ban đêm. Nếu bạn cắt móng vào ban đêm thì khi cha mẹ bạn mất bạn sẽ không được ở bên cạnh họ

Những số điện thoại khẩn cấp ở Nhật mà bạn cần biết.

Nếu bạn mới sang Nhật học tập và làm việc thì nên tham khảo bài viết này để biết đến những số điện thoại khẩn cấp, đề phòng trường hợp bị ốm, tai nạn, hỏa hoạn…Những số điện thoại bạn có thể gọi từ bất kì máy điện thoại nào kể cả những bốt điện thoại công cộng và không hề mất phí.

 

Du học Nhật Bản ngay hôm nay. 

Hành trang thiết yếu khi du học Nhật Bản 

 

1) Cấp cứu (miễn phí)

– Bạn gọi vào số 119 (Hyaku-juukyu-ban)
– Nói 救急車をお願いします Kyukyusha-wo-onegaishimasu
– Tiếp theo là thông báo địa chỉ



2) Cảnh sát (miễn phí)

– Gọi 110 (Hyaku-tou-ban)
– Thông báo tên và địa chỉ



3) Cứu hỏa (miễn phí)

– Trước tiên bạn có thể hét to 火事だ Kaji-da để nhờ sự trợ giúp
– Gọi 119 (Hyaku-juukyu-ban)
– Nói 火事です Kaji-desu
– Thông báo địa chỉ
Nếu ở nơi khác nơi ở, bạn có thể xem địa chỉ thông qua bản đồ trên điện thoại di động, địa chỉ ở cột điện hoặc những máy bán hàng tự động.
Trường hợp bạn không biết tiếng Nhật hoặc nói tiếng Nhật chưa tốt thì có thể gọi bằng tiếng Anh, sau đây là 2 số điện thoại trợ giúp hữu ích 03-5774-0992, hoạt động từ 9h sang tới 11h đêm hàng ngày. 03-3501-0110, hoạt động từ 8h30 sáng tới 5h chiều các ngày trong tuần. Ngoài ra các bạn cũng có thể liên lạc với trung tâm hộ trợ người nước ngoài bằng tiếng Việt của chính phủ Nhật Bản theo số điện thoại 03-3202-5535 – 03-5155-4039, tuy nhiên trung tâm này chỉ hỗ trợ tiếng Việt vào thứ 6 hàng tuần.
Ở Nhật Bản sự chuẩn bị cho những tình huống khẩn cấp luôn được đặt lên hàng đầu, do đó cũng không có gì đáng lo nhiều. Hầu hết những tòa nhà ở Nhật đều có những hệ thống thoát hiểm, sơ tán đồng thời có thể chống lại địa chấn. 
Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn du học sinh, thực tập sinh có thể giải quyết được tình huống một cách nhanh chóng và an toàn nhất.

Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015

Kinh nghiệm chi tiêu tiết kiệm khi ở Nhật

Chi phí sinh hoạt ở Nhật khác nhau tùy từng vùng. Tokyo nổi tiếng là nơi có cuộc sống đắt đỏ nhất. Tuy nhiên, nếu bạn ở Tokyo cũng có những “mẹo” chi tiêu tiết kiệm sau đây dành cho bạn để có thể đương đầu, làm việc và học tập với ngân sách hạn chế của mình.

 

 

I. Về ăn uống

Bạn cần phải ăn để tồn tại nên tiền thức ăn là một khoản mà bạn chắc chắn phải chi, nhưng vẫn có những cách để giảm khoản chi này.
1. Hãy nấu ăn:
Nghe có vẻ khá rõ ràng, nhưng vẫn có nhiều điều cần giải thích ở đây. Biết được nơi mà bạn có thể mua nguyên liệu để nấu ăn có thể giúp cắt giảm tới khoảng 1/3 khoản tiền mà đáng nhẽ ra bạn phải chi cho việc ăn uống. Một nam du học sinh Mỹ tiêu chưa tới 10,000 yên mỗi tháng cho việc nấu cơm ngày 3 bữa. 3 bữa một ngày có quá nhiều không? Hãy nấu hai phần cơm cho bữa tối và để lại một nửa vào lò vi sóng để ăn cho bữa trưa ngày hôm sau. Cách làm này có thể giúp bạn vừa tiết kiệm tiền đồ ăn vừa tiết kiệm các khoản chi khác như điện, nước, ga…
Hoặc giả nếu bạn lười nấu cả bữa ăn, thậm chí nếu bạn chỉ nấu cơm và mang theo cho bữa trưa (hầu hết các bạn sinh viên đều có thể làm thế này) cũng có thể tiết kiệm tiền về lâu dài.
2. Hãy mua đồ một cách thông minh:
– Hầu hết các siêu thị bắt đầu đưa ra những hình thức giảm giá cho các đồ ăn nấu sẵn gần trước giờ đóng cửa. Nhìn chung, khoảng 2-3 tiếng trước giờ đóng cửa, các nhãn giảm giá 10% sẽ bắt đầu được đem dán. Từ lúc đó tới giờ đóng cửa, các mặt hàng sẽ dần được hạ giá tới mức 50%. Do vậy, bạn có thể mua 1 bữa ăn sẵn với một mức giá cực kỳ hợp lý nếu bạn tới siêu thị muộn vào lúc gần 9h.
– Mua những đồ ăn nhập khẩu (輸入食品 – yuunyuu shokuhin), như là thịt từ Mỹ hay Úc, hay các đồ đông lạnh từ Trung Quốc, chuối từ Philipin… Đừng bao giờ mua những sản phẩm quốc nội của Nhật (国産 – kokusan) vì trên thực tế những sản phẩm của Nhật có xu hướng đắt hơn.
– Hãy mua dâu tây hơi bị dập để giảm chi phí. Dâu tây hơi bị dập và nhũn tuy nhìn có vẻ không ngon và chín quá, nhưng vị của chúng thì vẫn khá tuyệt. Và tất nhiên chúng rẻ hơn nhiều, ví như ở Kyoto chỉ có 198 yên/vỉ, và có thể tìm thấy ở bất cứ siêu thị nào.Nghe có vẻ hợp lý, như vậy tốt hơn là bị đội giá không cần thiết chỉ vì những hộp dâu tây trông đẹp hơn.
– Nếu bạn thích trà, hãy bỏ qua những bình trà lớn bán ngoài siêu thị, kể cả loại bình to 2 lít. Thay vào đó hãy mua những gói trà chưa pha (và mua thêm nước uống đóng chai trên mạng nếu bạn không thích sử dụng nước máy để pha trà).
– Tự pha trà thực sự là rẻ hơn rất nhiều so với việc mua trà đóng chai. Và nước uống đóng chai mua trên mạng thực sự rẻ hơn so với mua ngoài cửa hàng.
– Ở các cửa hàng McDonald’s, hãy dùng điện thoại di động để kiểm tra các loại phiếu giảm giá (coupons) trước khi mua bất kỳ đồ gì. Và mua khoảng 2-3 cái burger 100 yên cùng với một nước uống cỡ nhỏ (S size) giá 100 yên đủ để làm bạn no tương đương với mua 1 phần set đồ ăn lớn đắt đỏ trong cửa hàng của McDonald’s.
– Nếu bạn tham gia theo dõi LINE hoặc đăng kí nhận mail từ các cửa hàng như McDonald’s, Sukiya… bạn và những thành viên khác thường sẽ nhận được thông tin cho các hình thức giảm giá (như là coupons) thông qua các tiện ích này.
– Nếu bạn ăn bên ngoài, hãy cân nhắc về địa điểm. Thường thì hãy chọn các nhà hàng gia đình (ファミレス) như là Gasto nếu bạn chỉ cần nơi nào đó ấm cúng để có thể nói chuyện dài hơi với mọi người. Họ có “gian nước uống” (drink bars), là nơi bạn có thể tự lấy cho mình những thức uống nhẹ, trà hoặc cà phê trong 1 khoảng thời gian không giới hạn. Bạn cũng có thể cân nhắc tới đây nếu cần không gian để ngồi học bài.Hoặc hãy ngó quanh những cửa hàng quanh khu nhà bạn. Một vài cửa hàng có thể có những ngày đặc biệt mỗi tuần hay mỗi tháng với những giảm giá cực lớn cho vài mặt hàng nào đó. Sau đó hãy đi mua sắm theo lịch khi bạn đã nắm được thời điểm giảm giá.
– Hãy chú ý tránh các cửa hàng tiện lợi. Tại đó, bạn trả tiền cho sự thuận tiện, không phải giá trị thực của món hàng. Nếu có một cửa hàng tiện lợi, có thể ngay gần đó sẽ có một siêu thị. Hãy tìm đến siêu thị và mua hàng ở đó.
– Và hãy tránh việc quá kén chọn. Chúng ta có thể luôn phiền não rằng Nhật Bản không có những món ăn dân tộc chúng ta mà chúng ta thích – nhưng hãy nhớ rằng những đòi hỏi đó có thể ngốn của bạn cả đống tiền. Do vậy bạn cũng nên tập nấu và tập ăn những đồ ăn Nhật. Đó cũng là một lý do để bạn tới đây cơ mà, phải không?


II. Về những mua sắm khác

Thế còn những cách để chi tiêu tiết kiệm khi mua sắm những vật dụng hàng ngày khác?
1. Cửa hàng 100 yên:
Điều đầu tiên bạn cần biết khi tới Nhật là cửa hàng 100 yên gần nhất nằm ở đâu rồi làm một cuộc “càn quét” trong đó tìm mua những vật dụng bạn cần cho cuộc sống hàng ngày. Daiso và Seria là hai chuỗi cửa hàng chính theo kiểu này. Hãy truy cập và trang chủ của họ, tìm địa chỉ của cửa hàng gần nhất và mua sắm.
2. Thẻ tích điểm:
Thẻ tích điểm có thể giúp bạn tiết kiệm tiền về lâu dài, nhưng có quá nhiều thẻ sẽ làm chật cứng ví của bạn.
Thường thì thẻ tích điểm của những cửa hàng bán thuốc và mỹ phẩm không hữu dụng lắm, vì bạn thường phải tích đủ điểm ví dụ như 1 điểm cho 100 yên tiền mua hàng, rồi bạn sẽ nhận lại được 500 yên khi tích đủ 500 điểm. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải mua 50,000 yên tiền hàng để tiết kiệm được 500 yên. Theo quan điểm cá nhân tôi thấy việc này không mang lại nhiều ích lợi lắm.
Thay vào đó, hãy cân nhắc việc làm thẻ tích điểm cho các cửa hàng điện tử điện lạnh lớn như Yamada Denki hay Yodobashi Camera. Bạn có thể sẽ phải thường xuyên ghé các cửa hàng này để mua mực in hay là các trang thiết bị phụ tùng nếu bạn không mua hàng qua mạng. Họ sẽ hoàn lại 10% số tiền mua hàng của bạn nên về lâu về dài khá là hữu ích.
3. Luôn cân nhắc việc mua đồ đã qua sử dụng:
Luôn kiểm tra những cửa hàng đồ cũ (リセイクルショップ ) như là 2nd Steet, nơi luôn có bán các loại mặt hàng khác nhau đã qua sử dụng. Recycl-navi cũng là một trang khác liệt kê ra những cửa hàng đồ cũ ở mỗi tỉnh thành khác nhau.
Đối với áo quần, ví dụ như Shimokitazawa (Tokyo) có rất nhiều những cửa hàng bán quần áo cũ. Hãy tìm kiếm những khu chuyên bán quần áo đã sử dụng nếu bạn muốn tiết kiệm tiền. 
Bạn cũng có thể săn đồ cũ tại các cửa hàng Bookoff Super Bazaar hoặc các chợ trời tại Nhật.
4. “Săn” những món đồ lưu niệm “độc”:
Bạn muốn mua vài món quà nhỏ cho chuyến về thăm nhà? ドンキホーテ(Donkihote – Don Quijote) là một nơi thích hợp. Nếu bạn bước vào một cửa hàng bán toàn những đồ như thế này, thì không thể nhầm được, đó chính là Don Quijote.


III. Về giao thông, đi lại

Chi phí cho việc di chuyển có thể ngốn một khoản kha khá. Tàu điện ngầm, xe buýt, taxi…tất cả đều tốn kém, thế nên có lẽ bạn muốn tham khảo vài mẹo dưới đây:
1. Xe đạp:
Nếu bạn lưu lại Nhật lâu hơn 6 tháng, phương tiện di chuyển này sẽ giúp bạn tiết kiệm khối tiền trừ khi nơi bạn ở cực kì gần với 1 ga tàu thuận tiện. Còn không thì…
– Xe buýt tốn khoảng 200 yên/chuyến. Một phép tính khá đơn giản, nếu có thể bạn nên đạp xe tới bến tàu gần nhất.
– Sở hữu một chiếc xe đạp đồng nghĩa với khu vực bạn có thể lui tới mua sắm sẽ rộng hơn, và như vậy bạn hoàn toàn có thể nua sắm những món hàng rẻ hơn.
– Những kẻ trộm hay phá xe đạp không phổ biến ở Nhật Bản, thế nên bạn sẽ không phải trả thêm những khoản phụ phí ngoài tiền mua xe. 
2. 回数券 (Kaisuuken):
Nếu bạn có một lộ trình mà bạn thường xuyên phải đi mà thẻ đi tàu/thẻ sinh viên của bạn không bao gồm tuyến đường đó, bạn có thể tham khảo làm vài cái 回数券 (kaisuuken). Hệ thống quản lý tuy khác nhau tùy thuộc vào các công ty khai thác, nhưng một vài công ty (như JR East hay Hankyuu) có thể có vài chế độ đặc biệt ví dụ như mua 11 vé trả tiền 10 vé, hoặc một vài công ty khác có thể bán vé đi lại ngoài giờ cao điểm với những mức hạ giá thấp hơn nữa.
Kaisuuken có hạn trong vòng 3 tháng, nên hãy chỉ mua cho những lộ trình mà bạn đi thường xuyên với những tính toán thích hợp. Và nó cũng không được thuận lợi nếu so sánh với thẻ IC vì bạn sẽ phải giữ một xấp vé trong ví nếu bạn mua kaisuuken.
3. Những loại vé đặc biệt (ví dụ như Seishun):
Những khách du lich tới Nhật có thể biết nhiều tới thẻ đi tàu JR Pass cho phép họ thoải mái sử dụng các chuyến tàu JR hay Shinkansen trong một thời gian cố định (thường là 2 tuần). Đáng tiếc là ưu đãi này chỉ áp dụng cho visa du lịch. Nhưng kể cả khi bạn cư trú lâu dài tại Nhật, có vài phương án khác bạn có thể tham khảo để sử dụng:
– Vé đi tàu không giới hạn cho một khu vực nhất định. Ví dụ như những người ở tại Kyoto sẽ có thể dùng loại vé 500 yên để tự do di chuyển trong ngày bằng xe buýt nội thành. JR East thì đưa ra loại thẻ thoải mái đi lại trong 23 quận của Tokyo trong ngày chỉ với 730 yên. Những loại vé này có thể sẽ rất hữu ích nếu bạn phải ghé tới nhiều địa điểm trong 1 ngày.
– Vé Seishun 18 – cực kỳ có lợi nếu bạn muốn ngắm cảnh ở các vùng ngoại ô hoặc lang thang lúc nhàn rỗi.
4. Xe buýt cũng là một lựa chọn không tồi:
Đặc biệt là khi bạn cần di chuyển quãng đường xa. Ví dụ, chuyến bus rẻ tiền nhất để đi lại giữa Osaka và Tokyo là khoảng 3500 yên cho một chiều; còn nếu dùng JR (trừ vé Seishun 18) sẽ tốn hơn 8000 yên và 9 tiếng đồng hồ nếu bạn chỉ chạy tàu địa phương (local train). Thêm nữa là, khi đi xe buýt bạn sẽ luôn có chỗ ngồi.
Hãng Willer Express là một lựa chọn khá ổn nếu bạn không tự tin vào khả năng tiếng Nhật của mình, còn nếu không, trong mục Travel của Rakuten cũng có vô số những công ty vận tải khác mà bạn có thể tìm kiếm.
5. Sử dụng đường hàng không nếu quãng đường di chuyển quá dài:
Đó là bởi khi phải di chuyển quãng đường quá xa thì
– Số lượng các tuyến xe buýt để chọn lựa sẽ giảm đi. Hơn nữa, ngồi xe buýt liên tục trong 14 tiếng sẽ khiến hành khác cực kỳ mệt mỏi.
– Phí di chuyển bằng tàu sẽ tăng chóng mặt và cũng tốn rất nhiều thời gian.
Nếu quãng đường ngắn thì phương án đi máy bay sẽ bị loại trừ vì các sân bay không thể có nhiều như những bến xe buýt, lại còn đắt đỏ hơn (và thời gian cũng lâu hơn do phải chờ đợi, …)
Các hãng hàng không giá rẻ đáng tin cậy là Peach và Jet Star.
Và hãy tránh sử dụng Shinkansen. Đúng là phương thức này giúp giảm thời gian di chuyển giữa Tokyo và Osaka xuống còn 2 tiếng rưỡi, nhưng nội dung của bài này nhằm vào mục đích để giảm thiểu chi phí cho cuộc sống ở Nhật chứ không phải để lướt nhanh trên đất nước này. Thêm vào đó, một vé xe buýt với một không gian thoải mái chỉ có 2 ghế/hàng chỉ tốn khoảng 10,000 yên cho hành trình Tokyo-Kansai, rẻ hơn rất nhiều nếu bạn đi bằng Shinkansen.


IV. Thuê nhà, ở trọ

1. Thuê nhà:
Việc thuê nhà là thiết yếu, nhưng cũng có vài cách để giảm thiểu chi phí cho khoản này:
– Hãy tìm những căn hộ cho thuê mà không bắt trả shikikin (敷金 – một dạng giống như tiền đặt cọc) và reikin (礼金 – khoản tiền mà bạn phải trả thay cho lời cám ơn, nghe tuy hoang đường nhưng nó thực sự tồn tại đó). Và cũng nên hỏi chắc chắn rằng những khoản shikikin và reikin sẽ không bị cộng dồn vào cùng với tiền thuê hàng tháng của bạn.
– Người Nhật thường rất chú trọng về việc có một cái bồn tắm (ofuro), nên nếu bạn tìm được một căn hộ chỉ dùng vòi sen thì giá thuê có lẽ sẽ rẻ hơn.
2. Nhà trọ tạm thời:
Nếu bạn thấy bản thân cần tìm một nơi chốn để tạm lưu lại (giả dụ như bạn đi du lịch đâu đó trong Nhật Bản chẳng hạn), có thể bạn sẽ muốn cân nhắc vài lựa chọn dưới đây:
– Phòng trọ “con nhộng” (Capsule Hotel): Có thể tìm thấy ở các thành phố chính. Loại phòng trọ này rẻ nhưng tôi chân thành khuyên các bạn (theo kinh nghiệm bản thân) rằng bạn nên mua vài cái nút tai giá 100 yên phòng khi những tiếng động xung quanh làm phiền bạn.
– Nhà nghỉ bình dân:
Giá cả cũng phải chăng nhưng vẫn bị ồn ào.


V. Các tiện nghi khác

Nói chung là bạn không thể làm gì để chi tiêu tiết kiệm cho mùa hè, trừ khi bạn có thể dùng quạt thay vì điều hòa nhiệt độ thì bạn cũng có thể tiết kiệm được kha khá tiền. Tuy nhiên, vào mùa đông có nhiều cách để giữ ấm ngoài cách sử dụng lò các thiết bị sưởi.
Hãy cùng xem những sáng kiến của các du học sinh:
– “Giá điện rẻ hơn trong khoảng từ 11h tối tới 7h sáng, thế nên hãy sạc máy tính, giặt quần áo và sử dụng các thiết bị cần điện tối đa trong khoảng này.”
– Hãy mua loại chăn có thể khoác lên người (có thể tìm thấy ở Donkihote). Nó rất mềm, êm, và hoàn toàn thay thế được việc sử dụng các thiết bị sưởi ngoài.
– Kết hợp chăn ở trên với loại dép 100 yên đi trong nhà để đỡ lạnh chân.
– “Hãy phơi quần áo ướt ở trong phòng và bạn có thể tiết kiệm những khoản chi cho máy tạo ẩm.” (Cách này cũng giúp tiết kiệm khoản chi cho máy sấy. Bạn có thể tự chăng dây phơi ở trong phòng hoặc mua giá treo quần áo trong nhà của Nitori).


VI. Vui chơi giải trí

Trừ khi bạn thích thú với việc ru rú trong kí túc xá ngồi chơi điện tử hoặc hài lòng với việc tiêu khiển qua Internet, bạn không thể tránh khỏi tiêu tiền vào những hoạt động giải trí bên ngoài. Đây là vài cách bạn có thể làm để chi tiêu tiết kiệm, triệt để các chi phí:
1. Những khuyến mại của hàng Karaoke:
Karaoke là một tinh túy văn hóa bạn nên trải nghiệm nếu bạn sống ở Nhật (và cũng là một cách tốt để xóa bỏ tính ngượng ngùng của bạn).
– Thời gian hát thoải mái (フリータイム – freetime) rất hữu ích, đặc biệt nếu bạn đang là sinh viên và không cần dậy sớm vào sáng hôm sau. Nói chung, chọn lựa gói hát thoải mái thậm chí còn tiết kiệm hơn việc bạn dành ra hơn 2-3 tiếng cho hình thức giải trí này.
– Một vài chuỗi các phòng hát karaoke có những khuyến mại vào các ngày trong tuần kiểu như “Đêm của các quý ông” (Men’s night) hay “Đêm cho các quý cô” (Ladies’ night) hay đại loại như vậy. Các khuyến mại có thể khác nhau, ví dụ như miễn phí 2 giờ hát khi bạn gọi 1 đồ uống.
– Hãy đăng kí thành viên, thường các thành viên sẽ tự động được giảm giá.
2. Các khu vui chơi:
Round 1 có mọi thiết bị chơi các thể loại trò chơi thể thao và arcade bạn có thể chơi với một mức giá sàn không đổi.
Những người ở tại Kansai cũng có thể chơi ở Beaver World với cùng mức giá mà có thêm cả karaoke và bowling.
Và hãy lưu ý về đồ uống miễn phí ở Izakaya.
Khi thưởng thức những đồ uống chứa cồn được cung cấp miễn phí, đừng quên thận trọng với những chiêu thức gian lận hay lừa lảo.
Hầu hết các khu vui chơi Izakaya đều yêu cầu bạn gọi thêm một mặt hàng thêm vào với thực đơn khai vị đã có sẵn. Do đó, những kiểu như 800 yên cho 2 giờ uống thoải mái có thể sẽ lên đến 1500 yên khi cộng thêm với món khai vị và một món ăn nữa (có lẽ khoảng 500 yên). Chưa kể tới các đồ uống thường được pha loãng khá nhiều.

 Nguồn: Sưu tầm

Hành trang thiết yếu khi sang Nhật

Hành trang thiết yếu khi sang Nhật.

Với mức hành lý giới hạn 30 - 40kg thì không cho phép các bạn mang quá nhiều đồ. Vì vậy, các bạn cũng nên cân nhắc những thứ nên và không nên mang theo. Tránh việc mang những thứ không cần thiết mà phải bỏ lại những thứ thiết yếu.

 


Mang gì sang Nhật trong lần đầu tiên?
– Giấy tờ cần thiết: Hộ chiếu và Vé máy bay (Đây là 2 thứ bắt buộc bạn phải có, đừng quên chúng ở sân bay hay bỏ vào hành lý ký gửi)
– Ảnh thẻ: Chụp ảnh lấy ngay bên Nhật khoảng 700 yên, không rẻ vì vậy bạn nên mang nhiều ảnh theo, đủ dùng trong vài năm. (Gồm ảnh: 3×4 và 4×6). Hoặc có thể lưu ảnh thẻ vào USB hay trên Internet để có gì in ảnh tại Nhật nếu cần.
Tiền:
Đây là hành trang thiết yếu nhất khi sang Nhật. Bạn nên đổi ra tiền Yên. Vì mang tiền đô qua cũng sẽ rắc rối. Đổi tiền Yên thì nên đổi cỡ 10000 – 20000 là tiền 1000 yên để khi mua sắm hay đi xe bus dễ xử lý hơn. Mang theo bao nhiêu tùy hoàn cảnh. Đối với những người đi theo dạng học bổng thì chắc qua vài ngày là có học bổng nên không cần mang theo nhiều tiền. Còn những người đi làm thì nên mang theo cỡ 1 tháng sinh hoạt (Khoảng 10.000 yên).
Quần Áo – Giày Dép:
Không nên mang quá nhiều quần áo
– Nhật Bản có 4 mùa, Xuân – Hạ – Thu – Đông rõ ràng.
Mùa Xuân: từ khoảng tháng 3 – tháng 5
Mùa Hè: từ khoảng tháng 6 – tháng 8
Mùa Thu: từ khoảng tháng 9 – tháng 11
Mùa Đông: từ khoảng tháng 12 – tháng 2
Vậy chuẩn bị quần áo sao cho hợp lý?
Các bạn nên mang quần áo mùa thu, quần áo rét và một ít quần áo mùa hè (Vì Nhật Bản lạnh hơn miền Bắc Việt Nam). Các bạn nên mang 2 bộ vest màu đen (Một bộ vest mùa đông, một bộ vest mùa hè) để mặc trong các dịp lễ Tết, khai giảng, bế giảng năm học, đi xin việc…
Về giày dép, ở Nhật Bản người dân thường xuyên đi bộ và đi xe bus nên các bạn chú ý nên mang theo một đôi giày thể thao để thuận tiện cho việc đi lại.
Vật dụng cá nhân:
Đa số người từ Việt Nam qua thường mang theo dầu gội đầu, sữa tắm, kem đánh răng và nhiều thứ chất lỏng khác. Việc này nói chung không có vấn đề gì nhưng không nên mua nhiều vì sẽ làm nặng hành lý. Chỉ nên mua cho vừa đủ dùng tháng đầu và sau đó có thể mua tại Nhật cũng không sao
Máy tính và đồ điện tử:
Nếu bạn muốn qua và dùng liền thì nên mang theo máy tính từ Việt Nam. Còn không thì có thể mua ở Nhật (Sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn ở Việt Nam) bởi giá cả bên đó cũng quá cao hơn so với ở Việt Nam.
Thuốc uống:
Khi mới sang Nhật Bản, do chưa quen đồ ăn (Vì thường là hải sản) và thời tiết bên Nhật nên một số rất dễ bị dị ứng. Vì vậy các bạn nên mang theo thuốc chống dị ứng, thuốc đầy bụng khó tiêu, thuốc chống nhiệt. Ngoài ra cũng nên mang theo một số loại thuốc thông thường như thuốc cảm cúm, đau đầu, đau bụng…để dùng trong thời gian đầu.
Thức ăn:
Mang theo một số thức ăn khô và đồ gia vị để phục vụ những ngày đầu chưa quen hay chưa đi mua sắm được tại Nhật.
Quà lưu niệm:
Nếu được thì tìm mua một số postcard về Việt Nam, tranh Đông Hồ, đồ lưu niệm Việt Nam (Móc chìa khóa,…), cờ VN, áo in hình cờ VN…để còn giới thiệu về văn hóa đất nước mình.
Trên đây là một số kinh nghiệm được đúc rút lại để các bạn tham khảo thêm, tránh những tình huống bỡ ngỡ trước khi đến với một vùng đất mới.