Một số thực tế quan trọng về động đất
Động đất là không dự báo được, mặc dù người Nhật đặt các trạm quan trắc ở tất cả mọi nơi, kể cả lòng biển. Chỉ có thể dự đoán xu thế chứ không dự báo được chính xác khi nào nó xảy ra. Đây là điều mà mình sống phần lớn thời gian khá yên tâm vì cứ tưởng nó dự báo được.
Nhà cửa ở Nhật đều thiết kế chống động đất: Xây bằng kết cấu khung thép chặt chẽ thay vì tường gạch hay lắp ghép. Do đó, nhà ở Nhật đối phó với động đất tốt hơn hẳn các nước khác. Ở Nhật thì ngành xây dựng chống động đất cực kỳ phát triển. Đặc biệt, các nhà cao vài chục tầng có thể rung lắc dữ dội nhưng không sập, và nhiều khi còn an toàn hơn nhà gỗ.
Động đất chỉ nguy hiểm khi nó xảy ra NGAY DƯỚI vùng bạn sống, nghĩa là xác suất bạn bị dính cũng không lớn. Phần lớn các trận động đất lớn nhất là dưới lòng đại dương có thể gây ra sóng thần. Trong trận động đất ở Kobe năm 1995 có 5 nghìn người chết là do xảy ra cực gần Kobe.
Động đất ít trực tiếp gây ra chết người, mà thường các hệ quả kéo theo gây chết người: Nổ, cháy, xì ga, ngạt khói, v.v… Thường là cháy và ngạt làm người ta chết chứ ít khi bị nhà sập mà chết. Bạn nên nhớ là nhà ở Nhật thiết kế khung sắt chống động đất.
Trận động đất đầu tiên không phải nguy hiểm nhất, mà các dư chấn sau đó có thể còn nguy hiểm hơn: Nó là quá trình đổ vỡ địa chất, đổ vỡ đầu tiên không có nghĩa là đã xong.
Nhà cửa ở Nhật đều thiết kế chống động đất: Xây bằng kết cấu khung thép chặt chẽ thay vì tường gạch hay lắp ghép. Do đó, nhà ở Nhật đối phó với động đất tốt hơn hẳn các nước khác. Ở Nhật thì ngành xây dựng chống động đất cực kỳ phát triển. Đặc biệt, các nhà cao vài chục tầng có thể rung lắc dữ dội nhưng không sập, và nhiều khi còn an toàn hơn nhà gỗ.
Động đất chỉ nguy hiểm khi nó xảy ra NGAY DƯỚI vùng bạn sống, nghĩa là xác suất bạn bị dính cũng không lớn. Phần lớn các trận động đất lớn nhất là dưới lòng đại dương có thể gây ra sóng thần. Trong trận động đất ở Kobe năm 1995 có 5 nghìn người chết là do xảy ra cực gần Kobe.
Động đất ít trực tiếp gây ra chết người, mà thường các hệ quả kéo theo gây chết người: Nổ, cháy, xì ga, ngạt khói, v.v… Thường là cháy và ngạt làm người ta chết chứ ít khi bị nhà sập mà chết. Bạn nên nhớ là nhà ở Nhật thiết kế khung sắt chống động đất.
Trận động đất đầu tiên không phải nguy hiểm nhất, mà các dư chấn sau đó có thể còn nguy hiểm hơn: Nó là quá trình đổ vỡ địa chất, đổ vỡ đầu tiên không có nghĩa là đã xong.
Đối phó khi có động đất xảy ra
Bạn sẽ được học về cách đối phó khi có động đất xảy ra khi sang Nhật. Ở các quận như quận Meguro (Tokyo) có cả quyển sổ tay phòng chống động đất, khi bạn đăng ký cư trú họ sẽ phát cho bạn. Các trường tiếng Nhật cũng thường dạy cách phòng chống động đất. Thậm chí họ còn mang cả xe tải đến để mô phỏng động đất và nhét bạn vào trong xe.
Ở đây, tôi tóm tắt một số điều cốt lõi.
Khi động đất xảy ra hãy chui xuống gầm bàn hay chỗ nào an toàn, hay trùm chăn mền lên đầu. Tránh tuyết đối chạy ra ngoài khi động đất vừa xảy ra. Lý do: Lúc động đất mới xảy ra các vật sẽ bị rơi khá nhiều, ví dụ như đèn, mảnh kính, v.v… Nếu bạn bị thương và mất hay giảm khả năng di chuyển thì bạn sẽ khó mà hành động tiếp theo nữa. Do đó, hãy đảm bảo thân thể không bị thương bằng cách chui xuống dưới cái gì đó.
Dư chấn có thể còn mạnh hơn. Do đó, bạn không nên nghĩ động đất xong là xong mà phải chuẩn bị ứng phó với dư chấn nữa. Thường là bạn sẽ đi theo dòng người tới những nơi tỵ nạn động động đất được chuẩn bị sẵn trên toàn nước Nhật. Bạn theo loa mà di chuyển đến nơi an toàn.
Khi cơn chấn động đầu tiên qua đi, tốt nhất hãy mở sẵn cửa, tắt hết ga và các nguồn điện không cần thiết. Nhớ khóa ga (ở Nhật dùng đường ống ga, chỉ một số nơi dùng bình ga LP). Cháy, nổ, ngạt khói là thứ tối kỵ mà bạn phải tránh. Mở cửa để tránh bị kẹt cửa và bạn có thể thoát ra ngoài sau đó. Nếu nhà bị siêu vẹo và khóa cửa bị kẹt thì sẽ rất khó để bạn tự bò ra ngoài.
Bạn có thể theo dõi tin tức và cách đối phó qua đài. Hãy xem tin tức tiếp theo về động đất để ứng phó.
Ở Nhật, người ta thường trữ cả những chai nước và bánh quy để dùng lúc động đất, thời hạn sử dụng của chúng có thể tới 5 năm. Nhìn chung, khi bạn đã ra ngoài được an toàn rồi thì bạn sẽ tới những nơi dùng cho việc đối phó với động đất được xây dựng khắp nước Nhật và có thể về nhà khi mọi thứ đã an toàn.
Hãng điện thoại NTT cũng chuẩn bị cả đường dây để mọi người có thể xác nhận sự an toàn của nhau. Những điều này các bạn du học Nhật Bản sẽ được học tại Nhật.
Ở đây, tôi tóm tắt một số điều cốt lõi.
Khi động đất xảy ra hãy chui xuống gầm bàn hay chỗ nào an toàn, hay trùm chăn mền lên đầu. Tránh tuyết đối chạy ra ngoài khi động đất vừa xảy ra. Lý do: Lúc động đất mới xảy ra các vật sẽ bị rơi khá nhiều, ví dụ như đèn, mảnh kính, v.v… Nếu bạn bị thương và mất hay giảm khả năng di chuyển thì bạn sẽ khó mà hành động tiếp theo nữa. Do đó, hãy đảm bảo thân thể không bị thương bằng cách chui xuống dưới cái gì đó.
Dư chấn có thể còn mạnh hơn. Do đó, bạn không nên nghĩ động đất xong là xong mà phải chuẩn bị ứng phó với dư chấn nữa. Thường là bạn sẽ đi theo dòng người tới những nơi tỵ nạn động động đất được chuẩn bị sẵn trên toàn nước Nhật. Bạn theo loa mà di chuyển đến nơi an toàn.
Khi cơn chấn động đầu tiên qua đi, tốt nhất hãy mở sẵn cửa, tắt hết ga và các nguồn điện không cần thiết. Nhớ khóa ga (ở Nhật dùng đường ống ga, chỉ một số nơi dùng bình ga LP). Cháy, nổ, ngạt khói là thứ tối kỵ mà bạn phải tránh. Mở cửa để tránh bị kẹt cửa và bạn có thể thoát ra ngoài sau đó. Nếu nhà bị siêu vẹo và khóa cửa bị kẹt thì sẽ rất khó để bạn tự bò ra ngoài.
Bạn có thể theo dõi tin tức và cách đối phó qua đài. Hãy xem tin tức tiếp theo về động đất để ứng phó.
Ở Nhật, người ta thường trữ cả những chai nước và bánh quy để dùng lúc động đất, thời hạn sử dụng của chúng có thể tới 5 năm. Nhìn chung, khi bạn đã ra ngoài được an toàn rồi thì bạn sẽ tới những nơi dùng cho việc đối phó với động đất được xây dựng khắp nước Nhật và có thể về nhà khi mọi thứ đã an toàn.
Hãng điện thoại NTT cũng chuẩn bị cả đường dây để mọi người có thể xác nhận sự an toàn của nhau. Những điều này các bạn du học Nhật Bản sẽ được học tại Nhật.
__
Yêu Nhật Bản - Du học Nhật Bản
Vấn đề động đất ở Nhật Bản