Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

Nhật Bản trong mắt du học sinh

Nhật Bản trong mắt du học sinh

Các trường đại học Nhật Bản được trang bị rất hoàn hảo từ thư viện, phòng máy tính, phòng nghiên cứu, phòng thí nghiệm đến ký túc xá, nhà ăn, nhà tập thể dục, bể bơi, sân bóng…nhằm phục vụ tốt nhất mục đích học tập, nghiên cứu và nghỉ ngơi của sinh viên. Ví dụ, thư viện được xây dựng khang trang với một kho sách đồ sộ, sinh viên ai cũng có thể mượn sách miễn phí mang về nhà học hoặc học tại thư viện. Phòng máy tính cũng được trang bị rất hiện đại, tất cả sinh viên đều có thể sử dụng và nhiều nơi còn cho phép sinh viên sử dụng 24/24. Các phòng ốc của các trường đại học luôn được trang bị đầy đủ hệ thống máy lạnh, lò sưởi làm bạn cảm thấy rất thoải mái trong những ngày đông lạnh giá hoặc ngày hè nóng nực.
Nhật Bản trong mắt du học sinh
Nhà ăn ở trường cũng rất tiện lợi và rẻ. Rất nhiều sinh viên không nấu ăn ở nhà mà chủ yếu ăn ở trường. Ngoài ra, ở trường đại học còn có cả hiệu sách, đại lý bán vé tàu, cửa hàng giặt đồ, cửa hàng văn phòng phẩm, máy rút tiền ATM… rất thuận tiện. Sinh viên có thể thư giãn sau những giờ phút học tập căng thẳng tại nhà thể thao, bể bơi, sân bóng…
2. Giờ học
Phần lớn các trường đại học Nhật Bản giảng dạy bằng tiếng Nhật. Cả hai lần du học Nhật Bản, tôi cũng học bằng tiếng Nhật. Khi mới đặt chân tới Nhật, tiếng Nhật chưa đủ, việc nghe giảng của tôi đã gặp rất nhiều khó khăn. Sau mỗi giờ học, tôi thường phải mượn vở của những người bạn Nhật, mượn rất nhiều tài liệu tham khảo ở thư viện để vừa tự ôn lại bài giảng, vừa làm bài tập. Vì vậy, theo tôi, trước khi vào học chính thức tại một trường đại học nào đó, bạn nên cố gắng trang bị càng nhiều tiếng Nhật càng tốt. Ngoài ra, trong các bài giảng của các giáo sư Nhật Bản, bên cạnh sách giáo khoa, sách tham khảo cũng được sử dụng rất nhiều, và khối lượng kiến thức mà sinh viên phải tự học cũng rất lớn. Bạn nên tranh thủ đọc càng nhiều sách tham khảo càng tốt. Kết quả học tập mỗi môn học sẽ được đánh giá thông qua điểm thi giữa kỳ, cuối kỳ, báo cáo… và cả những phát biểu tại những buổi thảo luận.
3. Làm thêm
 Theo tôi việc làm thêm cũng cần thiết đối với những du học sinh tự túc. Tôi cũng làm thêm nhiều việc như làm tại tiệm ăn Việt Nam, dạy tiếng Việt cho người Nhật, dịch tài liệu,… Tiền công tại các tiệm ăn thông thường khoảng 800Yên/giờ, bao gồm cả ăn trưa hoặc tối. Những công việc khác như dạy tiếng Việt, dịch thuật thì có mức lương cao hơn nhưng rất khó tìm và không phải khi nào cũng có. Đi làm thêm giúp tôi kiếm một phần sinh hoạt phí, nhưng làm thêm còn là một cơ hội tốt cho tôi tìm hiểu xã hội, con người Nhật Bản. Tuy nhiên, bên cạnh tôi cũng có một vài người bạn do tập trung quá vào việc làm thêm, bỏ bê việc học hành, dẫn đến một kết quả học tập không tốt. Cũng có một số người làm những công việc nguy hiểm. Làm thêm như vậy thì không nên. Ở trường đại học cũng có bộ phận hỗ trợ giới thiệu công việc làm thêm cho bạn, bạn thử đến đó tham khảo xem sao.
Nhật Bản trong mắt du học sinh
4. Học bổng
Ngày nay, số lượng du học sinh ở Nhật Bản ngày một nhiều, vì vậy việc xin học bổng cũng ngày càng khó khăn. Qua bảng thông báo của nhà trường, những cuốn sách hướng dẫn tìm kiếm học bổng cho du học sinh và qua thông tin từ bạn bè, tôi đã lập một danh sách những học bổng mà mình thoả mãn điều kiện dự tuyển, sau đó tôi đã nộp hồ sơ xin học bổng rất nhiều lần. Những học bổng có giá trị cao, đối tượng tuyển rộng rãi (không giới hạn quốc tịch, ngành nghề chắng hạn) là những học bổng rất khó xin. Sau nhiều lần nộp hồ sơ tôi nhận thấy rằng, thành tích học tập cùng với bộ hồ sơ chuẩn bị thật chu đáo là những yếu tố quan trọng quyết định bạn có được chấp thuận hay không. Bộ hồ sơ xin học bổng thường bao gồm Bảng thành tích học tập, Giấy chứng nhận đã đăng ký cư trú dành cho người nước ngoài, Bản kế hoạch nghiên cứu, kế hoạch học tập… Vì phải tiến hành nộp đơn nhiều lần, nên theo tôi để tiết kiệm thời gian cho mỗi lần nộp đơn bạn nên luôn chuẩn bị sẵn những giấy tờ nêu trên. Ngoài ra, từ thời điểm nộp đơn xin học bổng đến thời điểm được chấp thuận là một khoảng thời gian khá dài, nên bạn cũng cần theo dõi xem tiến trình đến đâu.
5. Cuộc sống ở Nhật Bản
Ở Nhật Bản, bất cứ cái gì bạn cần đều có thể mua được. Hệ thống những cửa hàng tiện ích mở cửa 24 tiếng một ngày có ở khắp nơi. Trong suốt thời gian du học, tôi đã sống với một gia đình người Nhật. Nhưng nhiều bạn bè tôi sống trong ký túc của trường. So với nhà thuê ở ngoài, thì ký túc xá chật chội hơi, nhiều trang thiết bị phải sử dụng chung, nhưng tiền nhà ở ký túc xá lại rẻ hơn rất nhiều so với bên ngoài, và ở trong ký túc xá bạn còn có thể kết bạn với nhiều sinh viên người Nhật cũng như sinh viên nước ngoài cùng sống chung ký túc xá. Còn tôi, qua những câu chuyện giao lưu với gia đình người Nhật mà tôi sống chung, không những tôi nâng cao được năng lực tiếng Nhật mà tôi cũng học hỏi được rất nhiều điều về văn hoá, sinh hoạt của người Nhật.
Ở Nhật người ta ít sử dụng xe máy. Hệ thống xe buýt và tàu điện ở Nhật Bản rất phát triển giúp bạn đi tới bất cư nơi đâu bạn muốn trên nước Nhật. Nên bạn chỉ cần mua thêm chiếc xe đạp là tiện lợi nhất. Phần lớn sinh viên ở Nhật sử dụng xe đạp làm phương tiện đi lại.
Vào ngày nghỉ, tôi thường tranh thủ đi thăm các di tích lich sử, danh lam thắng cảnh, chùa chiền hoặc đi dạo tại các trung tâm mua sắm. Vào những đợt nghỉ dài, tôi hay cùng bè bạn đi du lịch đâu đó hoặc đi nghỉ ở suối nước nóng.
6. Một vài lời nhắn gửi tới các bạn có nguyện vọng du học Nhật Bản
Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của internet, các bạn có thể thu thập được bất cứ thông tin gì về du học Nhật Bản. Tôi mong rằng các bạn sẽ thu thập thật nhiều thông tin về du học Nhật Bản sau đó sẽ đề ra một mục tiêu cụ thể và một kế hoạch du học thật chu đáo. 
Chúc các bạn có một chuyến du học Nhật Bản thành công!

Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015


Trước khi đi   các bạn cần chú ý tìm hiểu về vấn đề luật pháp .

Luật pháp Nhật Bản và những điều du học sinh nên biết
Hệ thống pháp luật tại Nhật cực kỳ nghiêm minh và rõ ràng. Ví dụ bạn đi xe đạp vượt qua đường và bị xe hơi đâm phải thì người bồi thường là bạn, chứ không phải xe hơi. Bạn có bị sao đi nữa thì cũng không có bất kỳ bồi thường nào.
Cảnh sát Nhật làm việc cực kỳ mẫn cán, những vụ án xảy ra hàng chục năm vẫn dán ảnh nghi phạm khắp nơi. Ai giúp tóm được có thể nhận bồi thường hàng trăm ngàn tới hàng triệu Yên. Luật pháp minh bạch, nghiêm minh cũng là một nguyên nhân mà không ai dám phạm pháp.
Điều dễ nhận thấy là luật pháp Nhật Bản rất chi tiết. Ví dụ, Nhật Bản có trang bán hàng đấu giá cực kỳ nổi tiếng là Yahoo! Auction. Những trang bán đấu giá nếu có tố cáo lừa đảo cảnh sát sẽ vào cuộc ngay. Khi đó, tất cả mọi lệnh đặt giá đều phải trình cho cảnh sát. Ngoài ra, khi bạn tham gia bán hàng, Yahoo! Auction cũng xác minh địa chỉ của bạn (gửi mã số về địa chỉ đăng ký). Do đó, hầu như ít có lừa đảo, gian dối xảy ra. Nếu bạn không hài lòng, bạn sẽ lên đánh giá người bán được ngay.
Hay bạn đi thuê nhà cũng có luật thuê nhà riêng. Chủ nhà không dễ đuổi bạn đi. Họ muốn cho thuê nhà thì phải qua công ty bất động sản và công ty này phải có người có bằng cấp về bất động sản. Khi ký hợp đồng, bạn có quyền ở hết hợp đồng chứ họ không có quyền đuổi bạn đi. Tất nhiên, đưa tiền bồi thường cho bạn đi chỗ khác thì lại khác. Luật pháp Nhật còn quy định cặn kẽ cả việc đồ đạc xuống cấp theo thời gian thì người thuê không phải bồi thường. Nghĩa là, nếu bạn dán tấm poster lên tường và nó để lại vết trên đó, thì chủ nhà không có quyền yêu cầu bạn bồi thường. Họ yêu cầu bạn bồi thường là họ phạm luật.
Lái xe hơi cũng vậy, bạn mà tông phải ai đó thì nhiều khả năng là đi làm cả đời trả nợ. Cho nên ở Nhật không ai dám uống rượu lái xe cả. Đơn giản vì pháp luật rất nghiêm minh và mọi công dân phải bồi thường hậu quả họ gây ra.
Nhiều bạn mới sang Nhật sẵn tính yêng hùng và tư duy kiểu Việt Nam nên hồn nhiên vượt qua đường. Có người bị xe cán phải nằm viện tốn khá nhiều tiền. Tất nhiên là không được bồi thường gì cả.Nếu phạm pháp thì chắc chắn sẽ khó thoát tội cho nên hầu như không ai phạm pháp cả.
Các bạn dự định đi du học Nhật Bản nên tìm hiểu kỹ về pháp luật Nhật Bản nhé icon wink Luật pháp Nhật Bản

Thứ Bảy, 24 tháng 1, 2015

Mua điện thoại ở Nhật


Mua điện thoại ở Nhật
Nếu như ở Việt Nam, để sử dụng điện thoại bạn chỉ cần đến đại lý điện thoại mua một chiếc điện thoại, sau đó đến đại lý sim mua 1 cái sim, lắp vào nhau và nạp tiền bao nhiêu sử dụng bấy nhiêu… thì ở Nhật, mọi chuyện lại phức tạp hơn nhiều khi bạn không thể mua điện thoại và sim riêng, đồng thời thuê bao cũng phải là thuê bao trả sau (*) và gắn với thẻ lưu trú của bạn. Đồng thời với chính sách khuyến khích khách hàng mua điện thoại mới – bằng các chương trình khuyến mãi giảm giá máy, tặng máy mới… của nhà phân phối điện thoại, phần lớn khách hàng – cả  hay người nước ngoài – đều mua điện thoại mới khi đăng ký thuê bao mới hay chuyển mạng, gia hạn hợp đồng. Nhà mạng khác nhau sẽ cung cấp điện thoại của các hãng khác nhau, chẳng hạn như Softbank chủ yếu phân phối Iphone và Aquos của Sharp, hay Docomo phân phối Samsung, Sony (gần đây Docomo đã bắt đầu phân phối iPhone 6). 

Những giấy tờ cần thiết

Không giống như khi ở Việt Nam bạn có thể đăng ký hàng chục cái sim rác gọi thoải mái mà không bao giờ phải xuất trình giấy tờ tùy thân gì, và có thể sang nhượng cho sim không vần thủ tục gì, thì ở Nhật khi bạn đăng kí thuê bao điện thoại trả sau thuê bao đó sẽ gắn liền với bạn và bạn phải có giấy tờ chứng minh bản thân (thẻ lưu trú/hộ chiếu/thẻ bảo hiểm…). Đối với người nước ngoài ở Nhật, những giấy tờ cần thiết là:
- Hộ chiếu
- Thẻ ngoại kiều (thẻ lưu trú) (thẻ bạn được cấp ở sân bay khi nhập cảnh)
- Thẻ ATM ngân hàng ở Nhật, hoặc thẻ tín dụng (để trừ tiền cước hằng tháng)
Bạn không nhất thiết phải trả tiền cước tự động qua tài khoản ngân hàng. Nếu các bạn muốn trả bằng tiền mặt, bạn có thể mang hóa đơn (sẽ được gửi đến tận nhà hằng tháng) đến các đại lý của nhà mạng bạn đăng kí hoặc các cửa hàng tiện ích (conbini). Tuy nhiên, nếu các bạn không muốn hàng tháng phải nhớ đem hóa đơn đến tận cửa hàng điện thoại để đóng tiền, thì bạn nên để nhà mạng tự động trừ tiền từ tài khoản. Cách này vừa tiện lợi, lại vừa tiết kiệm hơn (tiền xe cộ, thời gian, tiền xuất và gửi hóa đơn đến nhà….)
Chỉ cần những giấy tờ này, bạn đã có thể sở hữu một chiếc điện thoại có đăng kí thuê bao Nhật. Việc còn lại là chọn điện thoại và gói cước mong muốn.
Một điều cần lưu ý đối với những bạn dưới 20 tuổi. Do ở Nhật, tuổi trưởng thành là từ 20 tuổi trở lên, cho nên bạn sẽ không thể đứng tên bất kì giấy tờ nào nếu không có sự giám sát của người thân, kể cả việc mua điện thoại. Trong trường hợp này, bạn nên nhờ một người quen trên 20 tuổi đi cùng để có thể kí xác nhận dưới tư cách là người bảo hộ.

Thứ Hai, 19 tháng 1, 2015

Nhật Bản và vấn đề giá cả


Thường thì mọi người ấn tượng là cuộc sống ở Nhật rất đắt đỏ (thường là theo tiêu chuẩn của báo chí truyền thông), nhưng theo tiêu chuẩn thực tế tại Nhật Bản thì sao? Chúng ta cùng làm một vài phân tích nhỏ sau đây nhé:

Có vài yếu tố quyết định tính mắc rẻ:

- Sức mua của đồng tiền.
- Chất lượng (độ bền, độ hài lòng) của hàng hóa, dịch vụ.
- Sự đa dạng của hàng hóa: Bạn có thể chọn loại giá bất kỳ hay không?
Xét về những yếu tố này, Nhật Bản vượt trội so với Việt Nam.

Dưới đây là vài so sánh giá cả.

- Cơ sở so sánh:
1. Tiền lương tốt nghiệp đại học mới ra trường tại VN: 4 triệu đồng (thực tế thấp hơn, khoảng 3 – 4 triệu).
2. Tiền lương tốt nghiệp đại học mới ra trường tại Nhật: 200,000 yên (thực ra thấp hơn chút).
3. Tiền làm thêm ở VN: 12000 VND/giờ.
4. Tiền làm thêm ở Nhật: 800 yên/giờ.
- Chúng ta sẽ so sánh giá cả qua các mức tiền này.
Cừa hàng 100 yên là nơi bạn có thể bắt đầu cuộc sống mới không hề tốn kém.
Gyu-meshi (“Cơm bò”) giá có 390 yên, cứ đi làm thêm 1 giờ với mức lương thấp nhất là bạn ăn được 2 suất.
Sữa
Nhật 200 yên/1 lít sữa tươi, Việt Nam: 25,000 đồng / 1 lít
200,000 yên => 1000 lít, 4 triệu => 160 lít: VN mắc hơn 6 lần
Mì, cơm
Nhật: 600 yên/ 1 tô mì raamen, VN: 30,000 VND/tô phở
200 ngàn => 333 tô, VN: 4 triệu => 133 tô => VN mắc hơn 3 lần
Cơm bò gyudon 400 yên => 500 suất, cơm tấm 25k => 160 suất => 3 lần
Thịt heo
Nhật 200 yên/100g, VN 12,000 đ/100g
200 ngàn => 200 ký, 4 triệu => 33 ký => VN mắc hơn 6 lần
Gạo
Nhật 400 yên/ký, VN 16k/ký => Nhật 500 ký, VN 250 ký: Mắc hơn 2 lần, đấy là chưa kể gạo Nhật ngon hơn ^^
Rau
Cải thảo ở Nhật 200 yên/cái to (cỡ 1/2 kg), VN 28k/ký
Nhật 500 cái, VN 140 cái => VN mắc gấp 3
Bông cải trắng 400 yên/cái (cỡ 1kg), VN 40k/ký => Nhật 500 bông, VN 100 bông => 5 lần
Ớt (thứ không sx tại Nhật)
Nhật 2700 yên/ký, VN 70k/ký
=> Nhật 74 ký ớt, VN 57 ký ớt: VN vẫn mắc hơn dù đây là thứ VN trồng được còn Nhật phải nhập về
Bia
Nhật 200 yên/lon => 1000 lon, VN 10k/lon => 400 lon
Nhà
Nhà chung cư (mansion) ở Nhật 3000 man (30,000,000 yên) => 150 tháng lương
VN 1 tỷ => 250 tháng lương
Thuê nhà có phòng tắm (Tokyo): Nhật 60,000 yên => 1/3 lương, VN 3,000,000 đồng => 3/4 lương.
Đồ điện tử
Ở Nhật giá thấp hơn, cứ cho là bằng thì VN mắc hơn 200,000 / (4,000,000 / 250) = 12.5 lần
Quần áo
Quần jean Uniclo ở Nhật 2000 yên, VN quần jean N&M 500k
=> Nhật 100 cái, VN 8 cái => 12.5 lần
Giầy Addidas
Nhật 7000 yên => 28 cái, VN 1 triệu 2 => 3 cái
Xăng
Nhật 140 yên/lít, VN 25k/lít => Nhật 1430 lít, VN 160 lít: 9 lần
Thi năng lực tiếng Nhật JLPT
Nhật đăng ký 7000 yên => 28 lần, VN 250k => 16 lần
Ở Nhật đi làm 1 giờ được 800 yên, ăn được 2 suất cơm gyudon. Ở VN đi làm 1 giờ được 12 ngàn, phải làm 2 giờ mới ăn được 1 suất cơm tấm.
Ngoài ra, Nhật đa dạng về mặt hàng, mẫu mã nên bạn có thể mua đồ rẻ được. Chẳng hạn vào cửa hàng 100 yên có thể mua dao, chén, nồi giá 100 yên (25,000 đồng). Ở VN không thể nào mua được như vậy.
Khi quần áo sale là sẽ sale thừ 10,000 yên xuống 1,000 hay 2,000 yên, tính ra vẫn khá rẻ.
Qua bài so sánh nhỏ trên hy vọng các bạn có thể đưa ra nhận xét riêng của bản thân về vấn đề chi phí khi đi du học Nhật Bản để chuẩn bị tâm lý tốt nhất cho cuộc sống mới nhé ^_^

Thứ Bảy, 17 tháng 1, 2015

Hướng dẫn xin Visa


Hướng dẫn xin Visa
Để được nhập cảnh vào Nhật Bản, người Việt Nam phải . Dưới đây là hướng dẫn về thủ tục .

1) Visa ngắn hạn (thăm thân…gia đình, họ hàng: có quan hệ 3 đời)

(Tài liệu người xin Visa chuẩn bị)
        (1) Hộ chiếu
        (2) Tờ khai xin cấp Visa, 1 tờ
        (3) 01 ảnh 4,5cm x 4,5cm
        (4)Tài liệu chứng minh mối quan hệ họ hàng:
             + Giấy khai sinh
             + Giấy chứng nhận kết hôn
             + Bản sao hộ khẩu
        (5)Tài liệu chứng minh khả năng chi trả kinh phí cho chuyến đi:
             + Giấy chứng nhận thu nhập do cơ quan có thẩm quyền cấp
             + Giấy chứng nhận số dư tiền gửi ngân hàng
   
(Tài liệu phía Nhật Bản chuẩn bị)
        (1) Giấy lý do mời
        (2) Bản sao hộ tịch (Trường hợp người mời hoặc vợ / chồng là người Nhật)
* Trường hợp người bảo lãnh chịu chi phí ở mục (5) phía trên, hãy xuất trình các tài liệu từ mục (3) – (5) sau:
        (3) Giấy chứng nhận bảo lãnh
        (4) Một trong những tài liệu sau liên quan đến người bảo lãnh như sau :
              + Giấy chứng nhận thu nhập
              + Giấy chứng nhận số dư tiền gửi ngân hàng
              + Bản lưu giấy đăng ký nộp thuế (Bản sao)
              + Giấy chứng nhận nộp thuế (bản ghi rõ tổng thu nhập)
        (5) Phiếu công dân (Bản có ghi quan hệ của các thành viên trong gia đình)
* Trường hợp người mời hoặc người bảo lãnh là người nước ngoài, xuất trình “Giấy chứng nhận có ghi rõ các hạng mục đăng ký người nước ngoài” và copy hộ chiếu thay cho “Phiếu công dân”

2) Visa ngắn hạn (thăm người quen hoặc bạn bè/ du lịch):

(Tài liệu người xin Visa chuẩn bị)
       (1) Hộ chiếu
       (2) Tờ khai xin cấp Visa, 1 tờ
       (3) 01 ảnh 4,5cmx 4,5cm
       (4) Tài liệu chứng minh mối quan hệ bạn bè (Trừ trường hợp du lịch)
              + Ảnh chụp chung
              + Thư từ, email
              + Bản kê chi tiết các cuộc gọi điện thoại quốc tế
         (5) Tài liệu chứng minh khả năng chi trả kinh phí cho chuyến đi:
              + Giấy chứng nhận thu nhập do cơ quan có thẩm quyền cấp
              + Giấy chứng nhận số dư tiền gửi ngân hàng

 (Tài liệu phía Nhật Bản chuẩn bị)
         (1) Giấy lý do mời
         (2) Lịch trình ở Nhật
* Trường hợp thăm bạn bè, người bảo lãnh chịu chi phí ở mục (5) phía trên, hãy xuất trình các tài liệu từ mục (3)-(5) sau:
         (3) Giấy chứng nhận bảo lãnh
         (4) Một trong những tài liệu sau liên quan đến người bảo lãnh
              + Giấy chứng nhận thu nhập
              + Giấy chứng nhận số dư tiền gửi ngân hàng
              + Bản lưu giấy đăng ký nộp thuế (Bản sao)
              + Giấy chứng nhận nộp thuế( bản ghi rõ tổng thu nhập)
         (5) Phiếu công dân (Bản có ghi quan hệ của các thành viên trong gia đình)
* Trường hợp người mời hoặc người bảo lãnh là người nước ngoài, xuất trình “Giấy chứng nhận có ghi rõ các hạng mục đăng ký người nước ngoài” và copy hộ chiếu thay cho “Phiếu công dân”

3) Visa ngắn hạn (ví dụ: thương mại ngắn hạn…):

+ Tham dự hội nghị
           + Thương mại ( liên hệ công tác, đàm phán, ký kết hợp đồng, dịch vụ hậu mãi, quảng cáo, điều tra thị trường)
(Tài liệu người xin Visa chuẩn bị)
         (1) Hộ chiếu
         (2) Tờ khai xin cấp visa, 1 tờ
         (3) 01 ảnh 4,5cm x 4,5cm
         (4) Giấy chứng nhận đang làm việc
         (5) Tài liệu chứng minh khả năng chi trả kinh phí cho chuyến đi
              + Quyết định cử đi công tác của cơ quan cấp
              + Giấy yêu cầu đi công tác
              + Văn bản tương đương

(Tài liệu do cơ quan phía Nhật Bản chuẩn bị)
         (1) Một trong những tài liệu nêu rõ các hoạt động ở Nhật như sau:
              + Giấy lý do mời
              + Hợp đồng giao dịch giữa hai bên
              + Tư liệu hội nghị
              + Tư liệu về hàng hóa giao dịch
          (2) Lịch trình ở Nhật
 * Trường hợp người mời chịu chi phí ở mục (5) phía trên, hãy xuất trình các tài liệu  mục (3) – (4) sau:
          (3) Giấy chứng nhận bảo lãnh
          (4) Bản sao đăng ký pháp nhân hoặc tài liệu giới thiệu khái quát về cơ quan đoàn thể
Những công ty có thương hiệu chỉ cần xuất trình bản copy báo cáo theo quý (SHIKIHO), không cần xuất trình bản sao đăng ký pháp nhân hoặc tài liệu giới thiệu về cơ quan, đoàn thể.
Đối với trường hợp cá nhân mời, xuất trình “Giấy chứng nhận làm việc tại Nhật” thay cho bản sao đăng ký pháp nhân hoặc tài liệu giới thiệu khái quát về cơ quan, đoàn thể 

4) Visa dài hạn (, đi học tiếng, vợ / chồng người Nhật , Visa lao động…)

Trường hợp ở Nhật quá 90 ngày hoặc làm những công việc với mục đích sinh lợi, đề nghị trước hết phải xin giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú ở Nhật Bản tại Cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương Bộ tư pháp Nhật nơi gần nhất (Số điện thoại Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ tư pháp Nhật: 03-3580-4111).
          (1) Hộ chiếu
          (2) Tờ khai xin cấp Visa, 1 tờ
          (3) 01 ảnh 4,5cm x 4,5cm
          (4) Giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú tại Nhật
          (5) Tài liệu xác nhận chính xác bản thân (01 bản)
               + Trường hợp đi học tiếng, du học: Giấy phép nhập học
               + Trường hợp đi lao động kỹ thuật, kỹ năng: Bản hợp đồng lao động, giấy thông báo tuyển dụng…
               + Trường hợp đi tu nghiệp: Giấy tiếp nhận tu nghiệp…
               + Trường hợp vợ/chồng người Nhật: Bản sao hộ tịch sau khi đã nhập hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận kết hôn do chính phủ Việt Nam cấp
               + Trường hợp vợ/ chồng người vĩnh trú ở Nhật lâu dài: Giấy chứng nhận đã nộp đăng ký kết hôn hoặc giấy khai sinh do chính phủ Việt Nam cấp
               + Trường hợp người định cư ở Nhật: Giấy khai sinh hoặc giấy chứng nhận kết hôn do chính phủ Việt Nam cấp
* Trường hợp tư cách lưu trú khác, hãy hỏi để được giải đáp cụ thể
   Ngoài những hồ sơ nêu trên, tùy trường hợp có thể Đại Sứ Quán hoặc Bộ Ngoại Giao sẽ yêu cầu xuất trình thêm giấy tờ khác. Xin lưu ý, trường hợp không xuất trình thêm những giấy tờ được yêu cầu có thể sẽ không được tiếp nhận hồ sơ Visa hoặc chậm cấp Visa.

5) Thời gian làm việc của bộ phận cấp Visa :

          (1) Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Tất cả các ngày trong tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu (trừ những ngày nghỉ lễ của Sứ Quán)
                Buổi sáng : từ 8h30 đến 11h30
          (2) Thời gian trả kết quả Visa: Tất cả các ngày trong tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu (trừ những ngày nghỉ lễ của Sứ Quán)
                Buổi chiều : từ 1h30 đến 4h45

6) Thời gian cần thiết

5 ngày kể từ ngày nộp đơn xin (có trường hợp cần thời gian xem xét nhiều hơn 5 ngày)
     Ví dụ : – Nộp đơn xin cấp Visa sáng thứ Hai tuần này, trả kết quả vào chiều thứ Hai tuần tiếp theo
                – Nộp đơn xin cấp Visa vào sang thứ Ba tuần này, trả kết quả vào chiều thứ Ba tuần tiếp theo

7) Lệ phí

          – Visa hiệu lực 1 lần: 650.000 VNĐ
         – Visa hiệu lực nhiều lần: 1,300.000 VNĐ

8) Các lưu ý khác

          (1) Miễn Visa đối với người mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ
Kể từ ngày 01/05/2005 mọi công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang hộ chiếu công vụ hoặc ngoại giao còn hiệu lực được phép nhập cảnh Nhật Bản
 với thời hạn lưu trú trong vòng 90 ngày mà không cần xin Visa.
          (2) Tiếp nhận việc xin Visa nhiều lần với thời gian lưu trú ngắn hạn
Visa nhiều lần là loại visa có thể sử dụng bao nhiêu lần cũng được trong một thời hạn hiệu lực nhất định. Đối tượng xin Visa nhiều lần là những người làm việc ở cơ quan
Việt Nam (cơ quan nhà nước, công ty cổ phần nổi tiếng, những người làm việc tại các công ty Nhật ), các nhà văn hóa, tri thức như những người làm nghệ thuật, vận
động viên thể thao, giáo sư các trường đại học…
__
Yêu Nhật Bản - Du học Nhật Bản