Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014

Những kinh nghiệm khi làm thẻ tín dụng ở Nhật

Thẻ tín dụng (credit card) là một trong những phương tiện thanh toán tiện dụng nhất trong đời sống hiện đại. Làm thẻ tín dụng ở Nhật không phải là việc dễ dàng đối với người nước ngoài. Nếu bạn có ý định muốn làm thẻ tín dụng ở Nhật, bạn có thể tham khảo các kinh nghiệm sau (được tổng hợp từ kinh nghiệm cá nhân và bạn bè cùng các website tiếng Anh uy tín dành cho người nước ngoài tại Nhật như japan-guide, GaijinPot hay wandertokyo).
Những kinh nghiệm khi làm thẻ tín dụng ở Nhật
I. Làm thẻ tín dụng có lợi gì?
Làm thẻ tín dụng giúp bạn không cần mang theo nhiều tiền mặt trong người vì bạn có thể thanh toán bằng thẻ tại nhiều cửa hàng, đặc biệt là các cửa hàng dạng chuỗi như Uniqlo, ABCmart,…
Quan trọng nhất bạn có thể dùng thẻ tín dụng để thanh toán các hóa đơn online như khi mua hàng qua mạng trên Amazon, Kakaku, Rakuten,.. Một số loại hàng hóa trên các website này chỉ có thể thanh toán qua thẻ tín dụng. Dùng thẻ tín dụng thay cho COD (trả tiền khi giao hàng cũng giúp bạn giảm được phí giao hàng).
Bạn cũng có thể dùng thẻ tín dụng đê thanh toán tiền đặt phòng khách sạn hay mua vé máy bay.
Với những trường hợp mua hàng ở các website nước ngoài như eBay bạn chỉ có thể thanh toàn bằng thẻ tín dụng.
Đặc biệt dùng thẻ tín dụng bạn sẽ được nhận chế độ nhân point (điểm thưởng) khi mua hàng cho các dịch vụ thanh toán(thông tin cụ thể phụ thuộc từng loại thẻ).
II. Cần những gì để làm thẻ tỉn dụng?1. Giấy tờ tùy thân
2. Một tài khoản ngân hàng có sẵn và thẻ ngân hàng
3. Hóa đơn thanh toán tiền gas hay tiền điện mang tên bạn hoặc địa chỉ của bạn(trường hợp đăng ký qua mạng)
4. Thẻ sinh viên nếu có
III. Làm thẻ ở đâu?
Những kinh nghiệm khi làm thẻ tín dụng ở Nhật
Bạn có thể đăng ký làm thẻ qua trang chủ của ngân hàng và chờ ngân hàng gửi mẫu đăng ký tới chỗ bạn hoặc trực tiếp ra ngân hàng để và nói với nhân viên bạn muốn làm thẻ tín dụng. Thông thường làm thẻ trực tiếp ở ngân hàng sẽ nhanh hơn tuy nhiên một số ngân hàng chỉ làm việc trong ngày thường và từ 10h sáng đến 4h chiều.
Bạn có thể phải chờ từ 1 đến 3 tuần để lấy thẻ kể từ lúc nộp đăng ký.
IV. Cách tham khảo thông tin về các loại thẻ
Bạn có thể tra trên website của các ngân hàng lớn như MUFG (Mitsubishi), Mitsui Sumitomo, Mizuho, JP Post bank,… hoặc các công ty khác cho phép đăng ký làm credit card như Rakuten, Aeon, Seven Eleven,…
Trang web Tokusuru là một trong những nguồn thông tin quan trọng để các bạn so sánh các loại thẻ tín dụng.
Các tiêu chí nên dùng để so sánh: lợi tức hằng năm, các chương trình khuyến mãi, khả năng sử dụng ở bên ngoài Nhật Bản.
V. Những loại thẻ nên dùng cho sinh viên
Sinh viên làm thẻ tín dụng ở Nhật rất dễ bị từ chối do năng lực tài chính. Các loại thẻ được khuyên dùng dành cho học sinh sinh viên vì dễ được chấp thuận: MUFG Initial Card (Visa, Master hay JCB đều được), Aeon Card, Walmart Card Saison American Express, Saison Card International
Những kinh nghiệm khi làm thẻ tín dụng ở Nhật
VI. 12 loại thẻ dễ đăng ký nhất cho người nước ngoài
1.Seven Card
Loại thẻ: Visa, JCB
Phí: 500 yên/năm (miễn phí năm đầu tiên; miên phí năm tiếp theo nếu bạn tiêu nhiều hơn 5 man năm trước đó)
Lợi ích: Hệ thống tích điểm (đổi điểm để mua sắm hay đổi sang số dặm bay của ANA,…)
2.Saison Card International
Loại thẻ: Mastercard, Visa, JCB
Phí: miễn phí
Lợi thẻ: Hệ thống tích điểm (không bao giờ hết hạn, đổi dặm bay của JAL, đổi sang điểm AU hoặc Docomo,…)
3. JMB Lawson Ponta Card Visa
Loại thẻ: Visa
Phí: miến phí
Lợi ích: Ponta Points (dung để đổi khi mua hàng ở Lawson, đổi dặm bay của JAL,…)
4.Walmart Card Saison American Express Card
Loại thẻ: American Express
Phí: miễn phí
Lợi ích: Point System (never expire, exchange points for au or docomo points, items, tickets, etc.)
5. MUFG Card Gold American Express Card
Loại thẻ: American Express
Phí: 2000 yên/năm (miên phí năm đầu)
Lợi ích: Hệ thống tích điểm (không bao giờ hết hạn, đổi dặm bay của JAL, đổi sang điểm AU/Docomo/Softbank hoặc mua hàng online,…)
6. MUFG Card Initial American Express Card (chỉ dành cho người dưới 29 tuổi)
Loại thẻ: American Express
Phí: 1312 yên/năm (miễn phí năm đầu hoặc khi còn là sinh viên)
Lợi ích: Hệ thống tích điểm (đổi điểm với JAL hoặc United , đổi sang điểm AU/Docomo/Softbank hoặc mua hàng online,…)
7.MUFG Card Gold
Loại thẻ: JCB, Visa, Mastercard
Phí: 2000 yên/năm (miễn phí năm đầu)
Lợi ích: Hệ thống tích điểm (đổi điểm với JAL hoặc United , đổi sang điểm AU/Docomo/Softbank hoặc mua hàng online,…)
8.Mitsui Sumitomo Debut Plus Card (chỉ dành cho người từ 18 đến 25 tuổi)
Loại thẻ: VISA
Phí: 1312 yên/năm (miễn phí năm đầu; miễn phí năm tiếp theo nếu bạn sử dụng ít nhất một lần vào năm trước)
Lợi ích: Hệ thống tích điểm (điểm dùng đê rmua đồ trên World Points)
9.Viaso Card
Loại thẻ: Visa
Phí: Miễn phí
Lợi ích: Trả lại tiền mặt
10.Recruit Card
Loại thẻ: Visa, Mastercard
Phí: Miễn phí
Lợi ịch: Hệ thống tích điểm (dùng được tại Eruca và Hot Peppers…)
11. Aeon Card
Loại thẻ: Visa, Mastercard, JCB
Phí: Miễn phí
Lợi ích: Hệ thống tích điểm (WAON points: dùng được ở Aeon, McDonald’s, Family Mart,….)
12.ANA Visa Suica Card
Loại thẻ: Visa
Phí: 2100 yen/năm (miễn phí năm đầu)
Lợi ích: đổi điểm sang số dặm bay của ANA
VII. Những lưu ý khi làm thẻ tín dụng
1. Không được để lộ số thẻ của bạn cho người khác: đây là thông tin tuyệt mật, kẻ xấu có thể sử dụng thẻ của bạn để thanh toán các hóa đơn online mà chỉ cần biết số thẻ.
2. Khi mất thẻ phải báo cắt thẻ ngay lập tức.
3. Không dùng thẻ để thanh toán tại các cửa hàng khả nghi: một số trường hợp bị nhân viên cửa hàng dùng thủ thuật khi thanh toán để ăn cắp thông tin thẻ.
4. Giữ gìn cẩn thận các giấy tờ đăng ký thẻ.
5. Không dùng thẻ để thanh toán trên các website không uy tín.
6. Tiền sẽ được thanh toán từ tài khoản ngân hàng của bạn hàng tháng, bạn nên chú ý để đủ tiền đã tiêu trong tháng trong tài khoản nên không bạn sẽ bị cảnh cáo. Bị cảnh cáo nhiều lần bạn sẽ bị cắt thẻ và liệt vào danh sách đen của toàn bộ hệ thống ngân hàng của Nhật. Nếu tiền nợ của bạn lớn bạn sẽ gặp rắc rối với pháp luật.

__
Yêu Nhật Bản - Du học Nhật Bản 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét