Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

Học viện ngôn ngữ Matsuyama


Học viện ngôn ngữ Matsuyama
Học viện Matsuyama đặt tại tỉnh Chiba, ngay giáp với thủ đô Tokyo của Nhật Bản,  gần sân bay quốc tế Narita, rất thuận tiện cho việc giao thông đi lại. Với lịch sử trên 20 năm, trường hiện đang là 1 trong những nôi đào tạo y tá, điều dưỡng viên chất lượng cho ngành phúc lợi xã hội Nhật Bản hàng năm.
Hơn nữa, trường còn đào tạo chuyên ngành kinh doanh quốc tế với mục đích chính trang bị kiến thức về máy tính, về phương pháp, cách thức kinh doanh của người Nhật Bản cho học viên, tạo điều kiện tốt nhất cho các em ra trường đi làm trong các công ty, tập đoàn Nhật Bản.
Điểm đáng chú ý của học viện ngôn ngữ Matsuyama đó là tính thực tiễn trong giảng dạy, không chỉ “chuyên” trong việc dạy học Tiếng Nhật mà còn là bước nền tảng cho con đường học vấn của bất kỳ ai đã và đang có định đi du học Nhật Bản.
Từ khi nhập trường đến lúc tốt nghiệp bạn luôn được trau dồi và khám phá những bài học bổ ích và giá trị, đem đến những trải nghiệm cá nhân vô cùng thú vị.
Ngoài những giờ học về ngôn ngữ, học viện Matsuyama cũng đem lại những giá trị về văn hóa cho học viên. Những sinh viên của trường Matsuyama luôn là những người có cuộc sống vô cùng ý nghĩa ở Nhật Bản.
Các bạn quan tâm đến quy trình hồ sơ, các giấy tờ thủ tục cần thiết thì có thể liên hệ fanpage Yêu Nhật Bản, mình sẽ gửi thông tin đầy đủ cho các bạn :))

Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Các website hữu ích khi ở Nhật


Du học Nhật Bản, chắc chắn các bạn sẽ gặp rất nhiều vấn đề trong cuộc sống thường ngày, vì vậy mình xin được tổng hợp các website hữu ích ở Nhật, hi vọng sẽ giúp đỡ phần nào cho các bạn đang học tập và làm việc tại Nhật Bản.
Các website hữu ích khi ở Nhật
Forum tìm hiểu về cuộc sống ở Nhật:
http://www.vysajp.org/news/chuc-nang/forum/ : diễn đàn của hội sinh viên Việt Nam tại Nhật
http://forum.gaijinpot.com/ : diễn đàn của người nước ngoài tại Nhật
Từ điển trực tuyến:
http://www.alc.co.jp/ : Anh-Nhật, Nhật-Anh
http://dictionary.goo.ne.jp/ : Anh-Nhật, Nhật-Anh, Nhật-Nhật
http://www.nomna.org/cong-cu-nom/tra-cuu-chu-nom : Hán-Nôm
http://www.tudiennhatviet.com/index.aspx?lg=jp : Nhật-Việt, hay nhưng chậm, hay bị treo
Tra cứu giá cả gần như tất cả các sản phẩm (đặc biệt là hàng điện tử, điện máy), tìm nơi bán giá rẻ nhất: http://kakaku.com/
Mua sắm quần áo, giày dép:
http://www.nissen.co.jp/: lấy catalog miễn phí đặt ở mấy convenience store
http://www.cecile.co.jp/
http://www.bellemaison.jp/
http://www.locondo.jp/ (chuyên về giày, túi xách)
http://www.abc-mart.net/shop/default.aspx (chuyên về giày)
http://www.uniqlo.com/jp/
http://zozo.jp/
Flea market:
http://www2j.biglobe.ne.jp/~tatuta/ : lịch của các flea market, thường xuyên được cập nhật
Camera, đồng hồ cũ:
http://www.net-chuko.com/
Yahoo Auctions thì rất buồn vì dạo này sinh ra vụ phí thành viên hàng tháng 4-5,000yên gì đó mới được đấu giá!
Việc làm
http://www.peraperaworld.com/teacher/ : đăng ký dạy thêm (tìm sinh viên)
https://www.hellowork.go.jp/ : tìm việc làm thêm (đây là website hỗ trợ việc làm của Chính phủ Nhật)
Du lịch:
http://travel.yahoo.co.jp/ : tìm vé máy bay, tour giá rẻ trong và ngoài nước
http://www.japanican.com/index.aspx: tìm tour, khách sạn giá rẻ trong nước
Bạn nào biết trang nào hay thì update cho mình với nha ^^
__

Giáo dục của Nhật Bản


Giáo dục của Nhật Bản

Nhật Bản đã chú trọng xây dựng một nền giáo dục hiện đại ngay từ những năm 1950. Nhật Bản được biết đến không chỉ là một nước hùng mạnh về kinh tế bậc nhất thế giới mà còn được coi là nước có hệ thống giáo dục rất đa dạng và chất lượng.

Giáo dục của Nhật Bản
Ở Nhật Bản, hệ thông giáo dục có nhiều đặc điểm khác với Việt Nam. Nếu Ở Việt Nam chúng ta có 5 năm Cấp I, 4 năm Cấp II, 3 năm Cấp III, và 4 năm Đại học thì ở Nhật Bản học sinh lại phải trảỉ qua 6 năm Cấp I, 3 năm Cấp II, 3 năm Cấp III và 4 năm Đại học. Nhật Bản cũng có nhiều loại trường học như ở Việt Nam.
Mẫu giáo (1 đến 3 năm)
Tiểu học ( 6 năm, từ 6 đến 12 tuổi)
Trung học cơ sở ( 3 năm, từ 13 đến 15 tuổi)
Trung học phổ thông ( 3 năm)
Cao đẳng (2năm, có khoa học 3 năm)
Cao đẳng kỹ thuật ( Từ 5 đến 5,5 năm)
Đại học ngắn hạn ( 2 năm)
Đại học chính quy ( 4 năm)
Trường dạy nghề (1 năm trở lên)
Trường trung cấp ( 1 năm trở lên)
Trong hệ thống này giáo dục bậc tiểu học và trung học cơ sở là bắt buộc, từ bậc Trung học phổ thông không bắt buộc. Tỷ lệ học cấp III hiện nay của Nhật là gần 100%. Nhật Bản hiện đang có chủ chương phổ cập giáo dục bậc Phổ thông trung học. Tỷ lệ học đại học của Nhật hiện chỉ đứng sau Mỹ( khoảng 50%).
Hiện nay Nhật Bản đang thực hiện các chính sách thu hút sinh viên nước ngoài đến học tập. Rất nhiều trường Dự bị tiếng được mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu học tập cho sinh viên nước ngoài. Như trường Kurume, Koiwa, Ngoại ngữ Osaka…Ngoài ra chính phủ Nhật còn hỗ trợ cho lưu học sinh thông qua các chương trình học bổng như Học bổng toàn phần, miễn học phí, hỗ trợ tiền thuê nhà, ăn ở…
Hiện nay, Chính phủ Nhật Bản đang tiếp tục đầu tư cho giáo dục nhằm đưa Nhật Bản trở thành nước có hệ thống giáo dục phát triển nhất thế giới, tạo ra môi trường học tập lý tưởng nhất cho sinh viên Nhật và sinh viên nước ngoài.
__

Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014


Nhật Bản – cường quốc kinh tế với một nền khoa học kỹ thuật – giáo dục phát triển cũng là một trong những nơi đắt đỏ nhất thế giới. Bạn đang chuẩn bị cho việc du học tại quốc gia này? Một số kinh nghiệm “bỏ túi” về cuộc sống du học Nhật Bản sẽ thực sự cần thiết trong hành trang của bạn.

Kinh nghiệm du học Nhật Bản cho bạn

Phòng trọ giá rẻ

Tại Nhật, mặc dù có ký túc xá dành cho sinh viên (SV), nhưng số lượng không nhiều nên có khoảng 70% số SV phải thuê nhà riêng để ở. Khi ký hợp đồng thuê nhà, theo tập quán người Nhật thì người đi thuê nhà phải trả một khoản tiền lễ – tức tiền mua quyền sử dụng đất cho chủ nhà, với số tiền bằng khoảng từ 1 – 6 tháng tiền nhà, tùy theo từng khu vực. Bên cạnh đó là tiền đặt cọc, hoặc nếu bạn thuê nhà thông qua công ty môi giới bất động sản thì còn phải trả một khoản phí bằng 1 – 2 tháng tiền nhà.
Tìm nhà thuê là việc không dễ, nhất là ở những thành phố lớn. Vì vậy, nếu có visa du học, bạn có thể dễ dàng hơn, tiết kiệm hơn trong việc này thông qua văn phòng nhà trường, hoặc Trung tâm hỗ trợ SV trong nước và quốc tế (AIEJ)…
Một phòng trọ bình dân tại Tokyo, với diện tích chừng 9,6m2 và dùng chung nhà vệ sinh có giá thuê khoảng 40.000 yên/tháng (khoảng 5,6 triệu đồng). Thế nhưng, cũng căn phòng ấy nếu ở ngoại ô hoặc các khu vực địa phương thì có thể rẻ hơn nhiều, có khi chỉ bằng một nửa.

Làm thêm tối đa 28 giờ mỗi tuần

Làm thêm luôn được xem là một phần tất yếu nếu bạn muốn giảm gánh nặng chi phí cho gia đình, tích lũy kinh nghiệm và nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới. Vì vậy, ngay sau khi nhà trường và Phòng xuất nhập cảnh địa phương cho phép, bạn đã có thể bắt đầu công việc làm thêm ngay từ năm đầu tiên.
Dù vậy, bạn phải đảm bảo thực hiện đúng các quy định như: không ảnh hưởng đến việc học, không làm tại các địa chỉ có thể gây ảnh hưởng xấu đến đạo đức du học sinh (DHS). Tất nhiên việc làm thêm này không quá 28 giờ mỗi tuần với SV, 14 giờ/tuần với nghiên cứu sinh và mỗi ngày 4 giờ nếu bạn chỉ  học tiếng Nhật.
Có nhiều công việc để bạn lựa chọn: đưa đón trẻ, giao hàng, bán hàng, dạy ngoại ngữ, dọn vệ sinh, phụ việc quán ăn, phục vụ nhà hàng, thậm chí là làm phụ hồ…, với mức lương dao động từ 800 – 1.000 yên/giờ (khoảng 100 đến 140 ngàn đồng).
Kinh nghiệm cho thấy sẽ không quá khó để có mức thu nhập cao nếu bạn tỏ ra là người thành thạo tiếng Nhật và tỉ mẩn trong công việc. Phòng phúc lợi của trường, trung tâm giới thiệu việc làm Hello Work… là những địa chỉ tìm việc khá quen thuộc của DHS ở đây.

Giảm chi phí y tế

Tại Nhật Bản hiện nay, chăm sóc y tế là một trong những ưu tiên hàng đầu trong đời sống của người dân và chi phí này là phần không thể thiếu trong ngân sách của cá nhân và gia đình. Và DHS cư trú tại Nhật Bản một năm hoặc dài hơn đều phải tham gia bảo hiểm y tế quốc gia, điều này là quy định và cũng là quyền lợi.
Người tham gia phải trả từ 20 – 30% chi phí y tế cho bất cứ loại điều trị nào đã được bảo hiểm. Chi phí cho phần không được bảo hiểm sẽ phải tự thanh toán. Thủ tục tham gia bảo hiểm được thực hiện ở các ủy ban hành chính thành phố hay thị trấn nơi bạn cư trú, tiền đóng bảo hiểm trả theo hàng tháng. Mỗi khu vực phí bảo hiểm không giống nhau, và những DHS không có nguồn thu nhập khi đang cư trú thì được giảm phí.
Nếu thông qua AIEJ, bạn có thể được trả lại một phần phí y tế đã tự trả (tối đa 80%) trừ những loại bệnh không nằm trong bảo hiểm y tế quốc gia. Trong trường hợp này, DHS sẽ chỉ phải trả 6% chi phí khám chữa bệnh với mọi loại bệnh nằm trong phạm vi được bảo hiểm. Trường hợp khi SV khám bệnh ngoại trú, AIEJ sẽ thanh toán số tiền thuốc phát sinh.

Tận dụng đại hạ giá và miễn phí

Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng đắt đỏ nhất thế giới, vì vậy, tận dụng những cơ hội mua hàng giảm giá sẽ là lựa chọn khôn ngoan cho túi tiền giới hạn của mình.
Nếu ở Nhật một thời gian, bạn sẽ khám phá ra những địa điểm mua bán giá rẻ dành cho thanh niên. Nhật có nhiều cửa hàng có giá 100 yên, tiêu biểu là hãng Daiso với cả khoảng 2.000 tiệm khắp nơi với đủ các loại hàng hóa: thực phẩm, mỹ phẩm, văn phòng phẩm, thời trang… Hoặc bạn có thể mua sắm tại các cửa hàng đại hạ giá ở khu Harajuku ở Tokyo.
Nhật cũng có những nơi sử dụng miễn phí internet dành cho SV, trong trường học hoặc những quán cà phê mà chỉ cần đăng ký thẻ hội viên. Tận dụng được món hàng này cũng là một cách giữ gìn “hầu bao” cho những ngày dùi mài kinh sử nơi đất khách.
__

Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

Sinh viên Việt Nam trên đất Nhật

Sinh sống và làm việc tại Nhật Bản thì yêu cầu tối thiểu là phải biết Tiếng Nhật.

Sinh viên Việt Nam trên đất Nhật
 Sinh sống và học tập tại Nhật Bản quả thật không dễ dàng như tại các nước sử dụng tiếng Anh. Tuy nhiên, sự đồng điệu về văn hóa, sự thân thiện của mọi người và nhất là cuộc sống tự lập tại một đất nước phát triển thật sự đã đem lại cho các bạn sinh viên Việt Nam du học Nhật Bản quãng thời gian đầy ý nghĩa.
       Để có thể sinh sống tại Nhật Bản, một yêu cầu tối thiểu đó là phải biết Tiếng Nhật. Từ biển hiệu ngoài đường, giá cả niêm yết đến hướng dẫn sử dụng sản phẩm đều bằng Tiếng Nhật. Để tìm được một người bán hàng có thể nói được Tiếng Anh quả thật không dễ. Vì vậy các sinh viên sang theo học ở Nhật Bản, dù học bằng Tiếng Anh thì vẫn cần biết Tiếng Nhật tối thiểu để sử dụng trong cuộc sống.
        Khi đi du học Nhật Bản, các sinh viên Việt Nam có thể ở trong ký túc xá của trường hoặc thuê ngoài để ở.  Ở trong ký túc xá của trường, sinh viên có nhiều điều kiện thuận lợi như đi lại gần trường, có bếp chung để nấu nướng không mất tiền ga, điện…Tuy nhiên nhiều khi sẽ không có sự tự do thoải mái và có những chanh trấp không cần thiết. Đơn giản từ việc nấu nướng không hợp khẩu vị, mùi thức ăn cảm thấy khó chịu đến những việc như hết bếp để nấu do vào giờ cao điểm hay mất trộm đồ. Dù vậy nếu ký túc xá không hết chỗ thì đây vẫn là sự lựa chọn hợp lý nhất, do việc thuê ngoài tại Nhật Bản không dễ dàng và cũng khá đắt đỏ. Nhiều bạn sinh viên phải đi theo môi giới hàng tháng mới tìm được nhà ưng ý. Một điều quan trọng khi xem xét thuê nhà ở Nhật Bản đó là hàng xóm, láng giềng xung quanh. Nếu xung quanh là người nước ngoài, nhất là sinh viên thì tốt nhất nhưng nếu là người Nhật Bản thì tiếng ồn là điều cấm kỵ. Nhiều trường hợp các bạn thuê ngoài bị phàn nàn vì ồn ào quá mà thật ra cũng không đến nỗi vậy nếu ở Việt Nam. Ngoài ra khi thuê ngoài, các bạn sinh viên sẽ phải chi trả mọi chi phí từ ga, nước đến tiền vệ sinh hàng tháng.  Đi lại đến trường cũng bất tiện hơn vì để chọn được chỗ ở hợp túi tiền, phần lớn các bạn sinh viên sẽ thuê nhà ở khu xa trung tâm, xa trường học. Sự phát triển của Nhật Bản được thể hiện rõ nét ở hệ thống giao thông công cộng. Có rất nhiều cách thức để bạn lựa chọn cho việc đi lại của mình như đi bằng Shinkanshen, tàu, tàu ngầm, xe buýt, xe đạp, taxi….Tuy nhiên phần lớn các bạn sinh viên Việt Nam chọn đi xe đạp, tàu, tàu ngầm và xe buýt vì giá taxi và Shinkansen khá đắt đó.
      Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy hầu như các bạn sinh viên Việt Nam ở Nhật Bản đều sử dụng máy di động để liên lạc. Tuy nhiên, việc liên lạc bằng máy di động ở Nhật Bản khá rẻ và cũng rất hợp lý đối với các bạn sinh viên. Như việc sử dụng dịch vụ của Softbank, các bạn sinh viên chỉ cần phải trả chi phí ban đầu khoảng hơn 10,000 Yên (hơn 2 triệu VND) và hàng tháng trả 980 Yên cho tiền máy (200,000 VND), thậm chí vào thời gian khuyến mãi, bạn sẽ không phải trả chi phí hàng tháng nữa. Các bạn sinh viên có thể gọi điện cho nhau thoải mái từ 2 giờ sáng đến 9 giờ tối mà không phải mất phí dịch vụ. Việc sử dụng iPhone trong giới sinh viên Việt Nam ở Nhật Bản cũng không phải ít, vì đơn giản bạn chỉ cần đăng ký dịch vụ của Softbank và chi trả một khoản phí ban đầu, thậm chí có nơi còn không bắt bạn phải trả phí ban đầu mà trừ dần vào các tháng tiếp theo, như một hình thức trả góp vậy.
   Tuy nhiên việc học tập tại Nhật Bản cũng rất vất vả và căng thẳng. Các giáo sư giảng dạy yêu cầu cao đối với sinh viên và nghiêm túc trong việc học tập, giảng dạy. Ở Nhật Bản, tính trung thực trong bài làm được đặt lên hàng đầu. Bạn có thể hỏi giáo sư mọi vấn đề bạn còn khúc mắc, bạn quan tâm đế có được hiệu quả tốt nhất cho bài làm của mình. Tuy nhiên, nghiêm cấm mọi hình thức sao chép dù ở bất cứ nguồn nào. Chính điều đó làm cho các bạn sinh viên Việt Nam có ý thức cao trong học tập và làm việc sau này. Nói đến vấn đề học tập, các bạn sinh viên Việt Nam có thể tự hào về thành tích xuất sắc của mình. Như tại trường Đại Học Quốc tế Nhật bản, có năm thủ khoa của cả hai khoa trong trường đều là người Việt Nam và đều được vinh dự phát biểu trong buổi lễ tốt nghiệp của trường. Ngoài thời gian học tập, các bạn sinh viên Việt Nam cũng không quên tạo cho mình một đời sống tinh thần phong phú. Xa gia đình, bạn bè, các bạn sinh viên sẽ không tránh khỏi nhưng lúc buốn và cô đơn. Tuy vậy, bên cạnh các bạn luôn có bạn bè Quốc tế và Việt Nam. Các buổi tụ tập bạn bè nhân dịp nghỉ lễ năm nào cũng diễn ra. Vào các dịp nghỉ đông, nghỉ xuân, các bạn sinh viên thường đi thăm nhau tại các thành phố  khác trên đất nước Nhật Bản. Đây vừa là cơ hội gặp gỡ bạn bè vừa để tìm hiểu thêm một miền đất mới của Nhật Bản. Những ngày lễ lớn ở Việt Nam như Tết ông công, ông táo; tết cổ truyền…, các bạn sinh viên Việt Nam lại quay quần nấu ăn, trò chuyện và thậm chí đốt pháo hoa tưng bừng mừng xuân như ở nhà vậy. Những món ăn cổ truyền cũng được các bạn thể hiện khéo léo bằng các nguyên liệu mua tại Nhật Bản.
Cuộc sống tại một đất nước khác quả thật không dễ dàng nhưng các bạn sinh viên Việt Nam luôn biết cách làm cho đời sống sinh hoạt và học tập của mình diễn ra thật có ích và vui vẻ.

__

Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014

Những kinh nghiệm khi làm thẻ tín dụng ở Nhật

Thẻ tín dụng (credit card) là một trong những phương tiện thanh toán tiện dụng nhất trong đời sống hiện đại. Làm thẻ tín dụng ở Nhật không phải là việc dễ dàng đối với người nước ngoài. Nếu bạn có ý định muốn làm thẻ tín dụng ở Nhật, bạn có thể tham khảo các kinh nghiệm sau (được tổng hợp từ kinh nghiệm cá nhân và bạn bè cùng các website tiếng Anh uy tín dành cho người nước ngoài tại Nhật như japan-guide, GaijinPot hay wandertokyo).
Những kinh nghiệm khi làm thẻ tín dụng ở Nhật
I. Làm thẻ tín dụng có lợi gì?
Làm thẻ tín dụng giúp bạn không cần mang theo nhiều tiền mặt trong người vì bạn có thể thanh toán bằng thẻ tại nhiều cửa hàng, đặc biệt là các cửa hàng dạng chuỗi như Uniqlo, ABCmart,…
Quan trọng nhất bạn có thể dùng thẻ tín dụng để thanh toán các hóa đơn online như khi mua hàng qua mạng trên Amazon, Kakaku, Rakuten,.. Một số loại hàng hóa trên các website này chỉ có thể thanh toán qua thẻ tín dụng. Dùng thẻ tín dụng thay cho COD (trả tiền khi giao hàng cũng giúp bạn giảm được phí giao hàng).
Bạn cũng có thể dùng thẻ tín dụng đê thanh toán tiền đặt phòng khách sạn hay mua vé máy bay.
Với những trường hợp mua hàng ở các website nước ngoài như eBay bạn chỉ có thể thanh toàn bằng thẻ tín dụng.
Đặc biệt dùng thẻ tín dụng bạn sẽ được nhận chế độ nhân point (điểm thưởng) khi mua hàng cho các dịch vụ thanh toán(thông tin cụ thể phụ thuộc từng loại thẻ).
II. Cần những gì để làm thẻ tỉn dụng?1. Giấy tờ tùy thân
2. Một tài khoản ngân hàng có sẵn và thẻ ngân hàng
3. Hóa đơn thanh toán tiền gas hay tiền điện mang tên bạn hoặc địa chỉ của bạn(trường hợp đăng ký qua mạng)
4. Thẻ sinh viên nếu có
III. Làm thẻ ở đâu?
Những kinh nghiệm khi làm thẻ tín dụng ở Nhật
Bạn có thể đăng ký làm thẻ qua trang chủ của ngân hàng và chờ ngân hàng gửi mẫu đăng ký tới chỗ bạn hoặc trực tiếp ra ngân hàng để và nói với nhân viên bạn muốn làm thẻ tín dụng. Thông thường làm thẻ trực tiếp ở ngân hàng sẽ nhanh hơn tuy nhiên một số ngân hàng chỉ làm việc trong ngày thường và từ 10h sáng đến 4h chiều.
Bạn có thể phải chờ từ 1 đến 3 tuần để lấy thẻ kể từ lúc nộp đăng ký.
IV. Cách tham khảo thông tin về các loại thẻ
Bạn có thể tra trên website của các ngân hàng lớn như MUFG (Mitsubishi), Mitsui Sumitomo, Mizuho, JP Post bank,… hoặc các công ty khác cho phép đăng ký làm credit card như Rakuten, Aeon, Seven Eleven,…
Trang web Tokusuru là một trong những nguồn thông tin quan trọng để các bạn so sánh các loại thẻ tín dụng.
Các tiêu chí nên dùng để so sánh: lợi tức hằng năm, các chương trình khuyến mãi, khả năng sử dụng ở bên ngoài Nhật Bản.
V. Những loại thẻ nên dùng cho sinh viên
Sinh viên làm thẻ tín dụng ở Nhật rất dễ bị từ chối do năng lực tài chính. Các loại thẻ được khuyên dùng dành cho học sinh sinh viên vì dễ được chấp thuận: MUFG Initial Card (Visa, Master hay JCB đều được), Aeon Card, Walmart Card Saison American Express, Saison Card International
Những kinh nghiệm khi làm thẻ tín dụng ở Nhật
VI. 12 loại thẻ dễ đăng ký nhất cho người nước ngoài
1.Seven Card
Loại thẻ: Visa, JCB
Phí: 500 yên/năm (miễn phí năm đầu tiên; miên phí năm tiếp theo nếu bạn tiêu nhiều hơn 5 man năm trước đó)
Lợi ích: Hệ thống tích điểm (đổi điểm để mua sắm hay đổi sang số dặm bay của ANA,…)
2.Saison Card International
Loại thẻ: Mastercard, Visa, JCB
Phí: miễn phí
Lợi thẻ: Hệ thống tích điểm (không bao giờ hết hạn, đổi dặm bay của JAL, đổi sang điểm AU hoặc Docomo,…)
3. JMB Lawson Ponta Card Visa
Loại thẻ: Visa
Phí: miến phí
Lợi ích: Ponta Points (dung để đổi khi mua hàng ở Lawson, đổi dặm bay của JAL,…)
4.Walmart Card Saison American Express Card
Loại thẻ: American Express
Phí: miễn phí
Lợi ích: Point System (never expire, exchange points for au or docomo points, items, tickets, etc.)
5. MUFG Card Gold American Express Card
Loại thẻ: American Express
Phí: 2000 yên/năm (miên phí năm đầu)
Lợi ích: Hệ thống tích điểm (không bao giờ hết hạn, đổi dặm bay của JAL, đổi sang điểm AU/Docomo/Softbank hoặc mua hàng online,…)
6. MUFG Card Initial American Express Card (chỉ dành cho người dưới 29 tuổi)
Loại thẻ: American Express
Phí: 1312 yên/năm (miễn phí năm đầu hoặc khi còn là sinh viên)
Lợi ích: Hệ thống tích điểm (đổi điểm với JAL hoặc United , đổi sang điểm AU/Docomo/Softbank hoặc mua hàng online,…)
7.MUFG Card Gold
Loại thẻ: JCB, Visa, Mastercard
Phí: 2000 yên/năm (miễn phí năm đầu)
Lợi ích: Hệ thống tích điểm (đổi điểm với JAL hoặc United , đổi sang điểm AU/Docomo/Softbank hoặc mua hàng online,…)
8.Mitsui Sumitomo Debut Plus Card (chỉ dành cho người từ 18 đến 25 tuổi)
Loại thẻ: VISA
Phí: 1312 yên/năm (miễn phí năm đầu; miễn phí năm tiếp theo nếu bạn sử dụng ít nhất một lần vào năm trước)
Lợi ích: Hệ thống tích điểm (điểm dùng đê rmua đồ trên World Points)
9.Viaso Card
Loại thẻ: Visa
Phí: Miễn phí
Lợi ích: Trả lại tiền mặt
10.Recruit Card
Loại thẻ: Visa, Mastercard
Phí: Miễn phí
Lợi ịch: Hệ thống tích điểm (dùng được tại Eruca và Hot Peppers…)
11. Aeon Card
Loại thẻ: Visa, Mastercard, JCB
Phí: Miễn phí
Lợi ích: Hệ thống tích điểm (WAON points: dùng được ở Aeon, McDonald’s, Family Mart,….)
12.ANA Visa Suica Card
Loại thẻ: Visa
Phí: 2100 yen/năm (miễn phí năm đầu)
Lợi ích: đổi điểm sang số dặm bay của ANA
VII. Những lưu ý khi làm thẻ tín dụng
1. Không được để lộ số thẻ của bạn cho người khác: đây là thông tin tuyệt mật, kẻ xấu có thể sử dụng thẻ của bạn để thanh toán các hóa đơn online mà chỉ cần biết số thẻ.
2. Khi mất thẻ phải báo cắt thẻ ngay lập tức.
3. Không dùng thẻ để thanh toán tại các cửa hàng khả nghi: một số trường hợp bị nhân viên cửa hàng dùng thủ thuật khi thanh toán để ăn cắp thông tin thẻ.
4. Giữ gìn cẩn thận các giấy tờ đăng ký thẻ.
5. Không dùng thẻ để thanh toán trên các website không uy tín.
6. Tiền sẽ được thanh toán từ tài khoản ngân hàng của bạn hàng tháng, bạn nên chú ý để đủ tiền đã tiêu trong tháng trong tài khoản nên không bạn sẽ bị cảnh cáo. Bị cảnh cáo nhiều lần bạn sẽ bị cắt thẻ và liệt vào danh sách đen của toàn bộ hệ thống ngân hàng của Nhật. Nếu tiền nợ của bạn lớn bạn sẽ gặp rắc rối với pháp luật.

__
Yêu Nhật Bản - Du học Nhật Bản 
Các bạn trẻ đi du học đều muốn có một công việc làm thêm để trang trải phần nào chi phí học tập và sinh hoạt. Nhưng làm thế nào để tìm được một công việc làm thêm phù hợp với bản thân mà vẫn đảm bảo việc học tập không bị ảnh hưởng. Dưới đây là một số các để các bạn tham khảo:

Tìm việc làm thêm khi du học Nhật Bản

1. Có người quen giới thiệu

Có bạn bè hay người quen sống bên Nhật là một lợi thế đối với bạn. Bạn có thể nhờ người quen đó giúp tìm cho một việc làm.
Ví dụ có người quen đang làm trong một quán ăn, hiệu photo,… và giới thiệu bạn vào đó làm, hoặc người đó không làm ở đó nữa và giới thiệu bạn vào thay. Đây là cách chắc ăn nhất vì chủ quán sẽ yên tâm tin tưởng do có sự giới thiệu. Nếu bạn có mối quan hệ rộng với nhiều người, bạn có thể nhờ bạn bè giới thiệu công việc cho bạn.

2. Tìm quanh khu phố bạn sống, tốt nhất là ở các nhà ga lớn gần chỗ bạn sống

Ở các nhà ga tàu điện lớn bao giờ cũng tập trung siêu thị, cửa hàng ăn uống, cửa hàng tiện lợi (kombini),… Khi cần tuyển người làm thêm, các cửa hàng sẽ dán thông báo arubaito boshuu (arubaito mộ tập) ở trước cửa. Bạn có thể vào hỏi hay gọi điện thoại hỏi.

3. Thông qua báo giới thiệu việc làm miễn phí

Các báo này thường gọi là (free paper, báo miễn phí) phát ở các cửa hàng, siêu thị, cửa hàng tiện lợi 24 giờ (combini),… gần nơi bạn sống. Thường báo phát hành vào thứ 2 hoặc thứ 5, bạn nên lấy báo ngay sau khi phát hành và gọi điện ngay, vì cần có tính cạnh tranh về thời gian. Các cửa hàng, hàng quán thường là cần người ngay. Báo miễn phí sẽ có các chữ như 無料 (muryou, vô liệu = miễn phí), ¥0 (0 yên), FREE (miễn phí)…

4. Thông qua các trang web giới thiệu việc làm thêm

Ví dụ:Bạn có thể tìm ở khu vực ga tàu điện mà bạn muốn. Các công việc bao giờ cũng được sắp xếp theo khu vực và chủng loại công việc nên có thể dễ dàng tìm kiếm.

5. Thông qua trường bạn học giới thiệu

Liên hệ văn phòng hội sinh viên tại trường : đây là cách mà hầu hết những sinh viên “chân ướt chân ráo” sang Nhật thực hiện. Nhưng hầu hết sinh viên do chúng tôi gửi sang các trường tại Nhật đều được chính nhà trường giúp đỡ tìm công việc làm thêm phù hợp theo trình độ tiếng Nhật và tích cách cũng như sự yêu thích công việc của mỗi học sinh. Không những giúp sinh viên ngoại quốc chi trả được phần nào học phí và chi phí sinh hoạt mà thông qua qua đó nhà trường còn gần gũi hơn với sinh viên quốc tế và đảm bảo an toàn cho các bạn trên đất nước họ.
Các bạn du học sinh khi sang Nhật đều phải thật sự cố gắng. Muốn kiếm được tiền trang trải chi phí học tập, ăn ở của mình và gửi tiền về giúp đỡ gia đình thì phải nỗ lực học tiếng Nhật, luôn luôn trau dồi tiếng Nhật để có thể kiếm được công việc ổn định, lương cao.
Chúc tất cả các bạn thành công
__
Yêu Nhật Bản - Du học Nhật Bản